Wednesday, November 12, 2008

Phê phán dự án bauxit-nhôm ở Tây Nguyên

Tia Sáng Cập nhật : 10/11/2008 18:02

Nhưng nghiêm trọng hơn nữa -- điều này, vì những lí do dễ hiểu, không được nêu ra rõ ràng trong bài báo -- nó cho thấy sức ép của Trung Quốc và việc một bộ phận chính quyền đã lén lút để cho Trung Quốc -- không có công nghệ cao và "sạch" -- trúng thầu. Không những thế, theo những nguồn tin đáng tin cậy, những công ti Trung Quốc có thể sẽ đưa một lực lượng công nhân -- hay quân nhân mặc thường phục ? -- sang khai thác ; và điều này đang gây ra bức xúc, phẫn nộ ngay trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Phê phán dự án bauxit-nhôm ở Tây Nguyên

5 nguy cơ, rủi ro và giải pháp

Đầu tháng 11/2008, với sự chủ trì của GS. NGND Nguyễn Văn Chiển, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ nhiệm chương trình Tây Nguyên I, một số nhà khoa học, văn hóa, chuyên gia kinh tế : Nhà văn Nguyên Ngọc ; GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam ; GS.TS Trần Nghi, Chủ tịch Hội trầm tích, tổng Hội Địa chất VN ; GS.TS Phạm Duy Hiển, Nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt ; PGS.TS Khổng Diễn, Nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học ; PGS.TS Hà Huy Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ; PGS.TS Trần Đình Thiên, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam... đã nghiên cứu, phân tích các nguy cơ liên quan đến chương trình khai thác quặng Bauxit, sản xuất Alumin và luyện Nhôm ở Tây Nguyên của Tập đoàn Than – Khoáng sản và thống nhất đề xuất một số giải pháp đáp ứng.

I. BỐI CẢNH VẤN ĐỀ

Bauxit là một trong những khoáng sản phổ biến trên bề mặt Trái đất để chế biến thành nhôm kim loại và là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn của Việt Nam. Theo kết quả điều tra thăm dò địa chất chưa đầy đủ, ở nước ta khoáng sản Bauxit phân bố rộng từ Nam đến Bắc với trữ lượng khoảng 5,5 tỷ tấn quặng nguyên khai, tương đương với 2,4 tỷ tấn quặng tinh ; tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (chiếm 91,4%), trong đó Đăk Nông 1,44 tỷ tấn (chiếm 61%). So với các mỏ Bauxit trên thế giới, Bauxit ở Việt Nam được đánh giá có chất lượng trung bình.

Bài này đã được công bố trên mạng của báo Tia Sáng (http://www.tiasang.com.vn/) ngày 7.11.2008 rồi bị bóc đi. Đây chắc chắn là kết quả một cú điện thoại hay SMS của bộ 4T. Diễn Đàn quyết định đăng lại toàn văn bài báo, vì nhiều lẽ. Trước tiên, để cho bộ máy kiểm duyệt biết rằng thời bao cấp và kiểm duyệt đã nhường chỗ cho thời đại internet. Thứ nhì, quan trọng hon, là nội dung vấn đề. Bài báo ngắn tổng hợp ý kiến của những nhà khoa học cho thấy rõ dự án khai thác quặng bauxit ở Tây Nguyên là phi kinh tế, phí phạm, và sẽ gây ra nhiều tác hại về môi trường, xã hội, văn hoá.

Nhưng nghêim trọng hơn nữa -- điều này, vì những lí do dễ hiểu, không được nêu ra rõ ràng trong bài báo -- nó cho thấy sức ép của Trung Quốc và việc một bộ phận chính quyền đã lén lút để cho Trung Quốc -- không có công nghệ cao và "sạch" -- trúng thầu. Không những thế, theo những nguồn tin đáng tin cậy, những công ti Trung Quốc có thể sẽ đưa một lực lượng công nhân -- hay quân nhân mặc thường phục ? -- sang khai thác ; và điều này đang gây ra bức xúc, phẫn nộ ngay trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Phải ngăn chận dự án nguy hại này.

Diễn Đàn

Theo báo cáo “Tổng quan về tài nguyên quặng Bauxit và quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng Bauxit giai đoạn 2007-2015 có xét đến năm 2025” của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư thực hiện quy hoạch Bauxit tại Tây Nguyên thì đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất từ 6,0-8,5 triệu tấn Alumin và 0,2-0,4 triệu tấn Nhôm. Tại vùng Tây Nguyên sẽ xây dựng 6 nhà máy Alumin, 1 nhà máy điện phân nhôm, 1 đường sắt khổ đơn dài 270km, rộng 1,43m từ Đăk Nông đến Bình Thuận và 1 cảng biển chuyên dụng công suất 10 - 15 triệu tấn tại Bình Thuận. Đến năm 2025 sẽ xây dựng và nâng công suất của 7 nhà máy Alumin, 2 nhà máy điện phân nhôm, 1 đường sắt khổ đôi rộng 1,43 mét và 1 cảng biển công suất 25 - 30 triệu tấn để sản xuất từ 12-18 triệu tấn alumin / năm. Tổng đầu tư cho toàn bộ chương trình này đến năm 2025 ước khoảng 20 tỷ USD và Việt Nam sẽ trở thành một trong những “cường quốc” sản xuất và xuất khẩu Alumin ra thế giới.

Mặc dù kế hoạch “đồ sộ” trên đã bắt đầu được TKV triển khai bằng việc giải phóng mặt bằng, đấu thầu và khởi công nhà máy Alumin tại Bảo Lộc – Lâm Đồng (tháng 7/2008) với công suất 600.000 tấn / năm, và triển khai nhà máy Alumin Nhân Cơ – Đắc Nông cũng với công suất tương tự, nhưng chương trình này chưa nhận được sự đồng thuận của rất nhiều người, đặc biệt là giới khoa học. Bản thân TKV và UBND các tỉnh có Bauxit cũng đang rất lúng túng trong việc nhận dạng các nguy cơ, những tác động tiêu cực tiềm tàng và các giải pháp giảm thiểu trong tương lai.

Báo cáo này phân tích những nguy cơ, các tác động tiêu cực tiềm tàng và đề xuất các giải pháp chiến lược cho chương trình Bauxit tại Tây Nguyên.

II. NHỮNG NGUY CƠ VÀ RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA
ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH BAUXIT TÂY NGUYÊN

1. Các vấn đề liên quan đến quy hoạch tổng thể, hiệu quả kinh tế, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên Quốc gia :

Kế hoạch chương trình khai thác khoáng sản Bauxit ở Tây Nguyên của Tập đoàn TKV được xây dựng với tổng mức kinh phí đầu tư lên đến gần 20 tỷ USD nhưng chưa có một chiến lược tổng thể tối ưu, cân nhắc thấu đáo mọi mặt cho việc phát triển toàn diện, bao gồm cả quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng cho Tây Nguyên trong mối liên quan chung với phát triển của cả nước. Kế hoạch này cũng chưa đưa ra được những tính toán chi tiết về hiệu quả kinh tế tổng thể của chương trình, bao gồm cả việc phân tích xu hướng thay đổi nhu cầu về nhôm trong quá khứ và dự báo trong tương lai. Dẫn đến chương trình này chưa đạt được sức thuyết phục, biểu hiện thiếu tính khả thi. Nếu không phân tích kỹ càng thì chương trình Bauxit-Nhôm có thể sẽ rơi vào tình trạng khốn đốn như đã gặp phải đối với chương trình mía đường, xi măng lò đứng trước đây và ngành thép hiện nay. Đó là đầu tư ào ạt và khi bắt đầu có sản phẩm giá thị trường lại rớt xuống, đẩy ngành sản xuất vào thế bế tắc và đứng bên bờ phá sản.

Từ nay đến năm 2020, nước ta sẽ còn thiếu điện trầm trọng. Đây là một nút thắt gây tắc nghẽn tăng trưởng nghiêm trọng kéo dài của nền kinh tế nước ta. Cùng với xu thế gia tăng mạnh đầu tư trong những năm tới, đặc biệt là những dự án đầu tư nước ngoài cực lớn, có nhu cầu tiêu thụ điện năng cao, việc tiến hành Chương trình Bauxit Tây Nguyên chắc chắn sẽ làm gia tăng tình trạng tranh chấp nguồn năng lượng khan hiếm vốn đang rất gay gắt này. Điều này cũng xảy ra với nhiều nguồn lực khan hiếm khác như nước, hạ tầng giao thông, cảng biển và nhân lực chất lượng cao. Cho đến nay, các chương trình phát triển đều chưa cho thấy sự cân nhắc đến việc giải quyết tranh chấp này và những hậu quả chiến lược dài hạn tổng thể của nó. Điều đó đồng nghĩa với khả năng làm suy giảm mức độ hấp dẫn và tính hiệu quả của môi trường đầu tư của nền kinh tế, dẫn tới chỗ làm Việt Nam chậm trễ, thậm chí, bị lỡ nhịp trong việc tận dụng các thời cơ phát triển lớn đang mở ra.

Trong bối cảnh thiếu điện trầm trọng như hiện nay, Việt Nam không thể điện phân nhôm bởi quá trình này đòi hỏi một lượng điện năng lớn, giá rẻ - chủ yếu là từ thủy điện. Ước tính, lượng điện năng cần thiết để luyện 0,3 triệu tấn nhôm / năm theo như quy hoạch là 4,5 tỷ KWh, tương đương các nhà máy thủy điện có tổng công suất lên tới 1200MW. Trong khi tiềm năng thủy điện của VN gần như đã cạn kiệt và bản thân TKV mới đây chỉ được giao xây dựng nhà máy thủy điện Đồng Nai 5 chỉ với công suất 300MW, thì trong bối cảnh hiện nay luyện nhôm là điều bất khả thi.

Những phân tích trên cho thấy VN không nên quá vội vã trong việc khai thác Bauxit và xây dựng các nhà máy sản xuất Alumin để xuất khẩu, bởi giá trị của Alumin chỉ bằng 12% giá trị của Nhôm kim loại. Bauxit là tài nguyên không tái tạo, khi khai thác và sử dụng thì nó sẽ vĩnh viễn mất đi vì thế chúng ta không nên vội vàng lãng phí tài nguyên mà hãy để dành Bauxit đến khi có điều kiện (điện năng, công nghệ…) để sản xuất thành các sản phẩm có giá trị cao như nhôm và các sản phẩm nhôm. Bài học kinh nghiệm từ ngành than cho thấy sau bao nhiêu năm khai thác và xuất khẩu, đến nay Việt Nam đã phải tính đến việc nhập khẩu 3,5 triệu tấn than / năm từ Indonesia.

2. Các nguy cơ về ô nhiễm môi trường và sinh thái của Tây Nguyên

Ô nhiễm môi trường là vấn đề được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt khi ở Việt Nam liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng về môi trường.

● Dưới góc độ môi trường thì bùn đỏ là vấn đề được quan tâm nhất : Bùn đỏ là hỗn hợp bao gồm các chất như sắt, mangan… và một lượng xút dư thừa do quá trình dung hòa, tách quặng Alumin. Đây là hợp chất vô cùng độc hại, thậm chí bùn đỏ được ví như “bùn bẩn”, “bom bẩn”. Hiện nay, trên thế giới chưa có nước nào xử lý triệt để được vấn đề bùn đỏ. Cách phổ biến mà người ta vẫn thường làm là chôn lấp bùn đỏ ở các vùng đất ít người, ven biển để tránh độc hại. Với quy hoạch phát triển bauxit ở Tây Nguyên đến năm 2015 mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu tấn Alumin, tương đương với việc thải ra môi trường 10 triệu tấn bùn đỏ. Đến năm 2025 là 15 triệu tấn alumin tương đương với 23 triệu tấn bùn đỏ. Cứ như thế sau 10 năm sẽ có 230 triệu tấn và sau 50 năm sẽ có 1,15 tỷ tấn bùn đỏ tồn đọng trên vùng Tây Nguyên. Vấn đề đặt ra là liệu các giải pháp kỹ thuật (hồ chứa lót vải địa kỹ thuật) có thể đảm bảo giữ được bùn đỏ không ngấm xuống đất, không hòa vào nước ngầm bởi tính chất của bùn đỏ là các hạt rất nhỏ. Mỗi biến động về kỹ thuật, địa chất (vỡ đập ngăn, lũ quét…) đều có thể để lại hậu quả khôn lường cho các vùng dân cư các tỉnh ở hạ lưu sông Đồng Nai và sông Serepok.

● Thiếu nước : Tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở Tây Nguyên là rất hạn chế : Hiện tại, mực nước ngầm ở Tây Nguyên đang giảm xuống một cách báo động do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, đặc biệt cho phát triển cây công nghiệp. Việc tuyển rửa quặng Bauxit và chế biến Alumin đòi hỏi một lượng nước rất lớn, các nhà khoa học cảnh báo rằng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Xung đột về nước giữa các ngành sản xuất và giữa sản xuất và tiêu dùng là điều chắc chắn xảy ra.

● Giảm tỷ lệ che phủ suy giảm đa dạng sinh học là vấn đề môi trường tiếp theo được cảnh báo. Do đặc điểm quặng Bauxit có tầng mỏng và phân bố dàn trải trên diện tích bề mặt rộng (ở Đăk Nông, Bauxit phân bố trên 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh), nên trong quá trình khai thác Bauxit sẽ phải chặt hạ, phá bỏ một diện tích lớn rừng tự nhiên, rừng trồng và thảm thực vật cây công nghiệp: Cao su, Chè, Cà phê, Điều, Tiêu... Đây chính là những nguồn thu chính nhằm đảm bảo ổn định sinh kế lâu dài và bền vững của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng có lượng mưa lớn (trên 2000mm/năm), lại tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa (đặc biệt là tháng 8, tháng 9) nên nguy cơ xói mòn, rửa trôi đất đai lớn, khó có khả năng hoàn thổ, phát triển lại thảm thực vật sau khai thác Bauxit.

● Ô nhiễm bụi, không khí : Quá trình khai thác và vận chuyển quặng Bauxit từ các điểm quặng đến nhà máy tuyển sẽ gây ra ô nhiễm không khí do bụi và các khí thải bởi phương tiện giao thông. Với công suất Alumin như ở nhà máy Nhân Cơ là 600.000 tấn/năm, tương đương với lượng quặng thô cần khai thác là 3 triệu tấn/năm. Ước tính hằng ngày sẽ có khoảng 400 chuyến xe vận chuyển quặng đến nhà máy tuyển rửa. Với đặc thù của đất đỏ Tây Nguyên và mùa khô kéo dài trong 6 tháng, các khu dân cư xung quanh sẽ bị bao trùm bởi bụi đất đỏ Bazan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân. Ô nhiễm không khí sẽ trở nên trầm trọng hơn do bụi phát ra trong quá trình vận chuyển Alumin đến cảng biển, vận chuyển than và nguyên vật liệu ngược lại, cũng như phát thải do các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở các nhà máy Alumin.

3. Các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng văn hoá, xã hội của các cộng đồng dân cư vùng khai thác khoáng sản :

Quá trình khai thác khoáng sản Bauxit diễn ra trên diện rộng (ở Đăk Nông là 2/3 diện tích bề mặt), cùng với việc sẽ có thêm gần 30.000 cán bộ kỹ thuật và nhân công lao động đến làm việc ở vùng này sẽ tạo ra sự ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề văn hoá và xã hội của các cộng đồng Tây Nguyên, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa như Mơ Nông, Châu Mạ…

● Xói mòn văn hóa bản địa : Cho đến nay ở Đăk Nông đồng bào dân tộc thiểu số bản địa như Đăk Nông, Châu Mạ chỉ chiếm khoảng 12 % tổng dân số. Quá trình khai thác Bauxit được cảnh báo là sẽ tạo ra làn sóng mới về di dân đến vùng Tây Nguyên và sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của các cộng đồng dân tộc bản địa. Không gian xã hội của người dân bản địa sẽ bị xâm phạm, và bản sắc văn hoá, tập tục truyền thống có nguy cơ bị mất đi, và như thế những người dân bản địa sẽ trở nên bơ vơ, lạc lõng, mất phương hướng ; và xã hội sẽ rối loạn. Các nhà nghiên cứu văn hóa cảnh báo rằng, trong những năm qua cú sốc lớn nhất đối với Tây Nguyên là làn sóng di dân tự do và có lẽ cú sốc tiếp theo sẽ là sự thay đổi địa bàn cư trú, nếu chúng ta không có những phương án tái định canh, định cư bền vững nhằm đảm bảo sinh kế và bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của dân cư tại địa phương trước khi tiến hành khai thác mỏ quặng, sẽ còn có những tác hại lớn hơn không lường trước được. Rất có thể nhiều người dân bản địa phải bỏ làng ra đi tìm nơi ở mới.

● Công ăn việc làm cho người dân địa phương : Mặc dù luận chứng của Tập đoàn TKV chỉ ra rằng các dự án Bauxit-Alumin sẽ tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho người dân địa phương, tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ về khả năng người dân địa phương (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ) có thể có được chỗ đứng tại các nhà máy, các khu công nghiệp do các rào cản về trình độ học vấn và thiếu thông tin. Báo cáo của TKV cho thấy trong số hơn 300 thanh niên được gửi đi học nghề trong năm qua thì chỉ có 02 em là con em của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

● Đền bù, tái định cư : Do đặc điểm phân bố quặng trên diện rộng nên việc khai thác Bauxit sẽ phải thu hồi đất đai và phải tổ chức di dời, tái định cư cho nhiều cộng đồng dân cư sống trong vùng. Các công trình nghiên cứu tái định cư ở Việt Nam đã chỉ ra rằng phần lớn các khu tái định cư trong các khu công nghiệp, các nhà máy thủy điện đã không thể đáp ứng được tiêu chí “ cuộc sống người dân ở khu ở mới tốt hơn hoặc bằng với khu ở cũ ” mà Chính phủ đã đề ra. Người dân ở các khu tái định cư gặp vô vàn khó khăn về đất đai sản xuất, cơ sở hạ tầng yếu kém và ổn định sinh kế dài hạn. Dù mới triển khai giải phóng mặt bằng đối với 190 hộ dân trong hơn 1 năm qua, nhưng những hạn chế về tái định cư đã bộc lộ khá rõ tại nhà máy Alumin Nhân Cơ khi vẫn còn 16 hộ gia đình chưa nhận tiền đền bù và khu tái định cư tạm thời cho người dân vẫn chưa được xây xong. Điều này báo hiệu những nguy cơ và khó khăn trong tương lai khi mà chương trình khai thác Bauxit sẽ ảnh hưởng đến hơn 100.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.

4. Các vấn đề về công nghệ và phương thức đầu tư

Cho đến nay nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) vừa hoàn thành đấu thầu chuyển giao công nghệ EPC từ nhà thầu Chalco – Trung Quốc với giá trị 466 triệu USD. Bên cạnh đó TKV cũng đang xúc tiến hoàn thành hồ sơ xét thầu cho gói thầu EPC nhà máy Alumin Nhân Cơ với tổng giá trị khoảng 500 triệu USD. Điều đáng lưu ý đó là cả hai nhà thầu vào vòng chung kết cung cấp gói thầu EPC cho nhà máy Nhân Cơ đều lại là các nhà thầu Trung Quốc (trong đó có Chalco) và rất nhiều khả năng một lần nữa công ty Chalco lại trúng thầu. Câu hỏi đặt ra ở đây là trong khi xuất phát điểm về công nghệ chế biến Alumin của Việt Nam bằng 0, tại sao TKV lại lựa chọn toàn bộ các nhà thầu cung cấp thiết bị là Trung Quốc – một đất nước có nền công nghệ chưa cao ? Tại sao TKV không tính đến phương án lựa chọn 2 nhà thầu khác nhau ở hai nhà máy để có thể so sánh, đối chứng về mặt công nghệ, từ đó có những lựa chọn tốt hơn cho các nhà máy trong tương lai ? Giải thích của TKV cho rằng các nhà thầu Quốc tế khác không tham gia bỏ thầu vì giá thầu 500 triệu USD… là nhỏ, dường như không thuyết phục và còn nhiều điều ẩn chứa phía sau cần được làm rõ.

Ở nhà máy Alumin Tân Rai và Nhân Cơ, sau khi xây dựng xong tổng chi phí cho mỗi nhà máy ước tính khoảng trên 12.000 tỷ đồng (vì còn các gói thầu phụ chưa tính toán xong và chưa đấu thầu). TKV đã bỏ 100 % vốn ở nhà máy Tân Rai (mặc dù Chính phủ đã cho phép công ty cổ phần kim loại màu Vân Nam – Trung Quốc góp 20 % vốn nhưng vẫn chưa có hợp tác chính thức). Ở nhà máy Nhân Cơ TKV dự định cũng sẽ bỏ vốn 100 %. Đây lại là một vấn đề có nhiều uẩn khúc. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chứa đựng nhiều rủi ro; lạm phát tăng cao và chủ trương cắt giảm đầu tư ở Việt Nam thì tại sao TKV không sử dụng phương án liên doanh tại nhà máy Alumin Nhân Cơ (Chính phủ đã cho phép TKV liên doanh với Tập đoàn Alcoa – Mỹ tại nhà máy này với số vốn đóng gớp của Alcoa lên đến 40 %.) bởi việc liên doanh với những tập đoàn có uy tín có thể sẽ giúp cho TKV giải quyết được cả vấn đề về vốn lẫn công nghệ.

5. Các vấn đề liên quan đến hậu khai khoáng

Nhiều đại biểu băn khoăn về các giải pháp ổn định cuộc sống người dân, hoàn thổ và phục hồi thảm thực vật hậu khai khoáng, và cho rằng giải pháp hoàn thổ là gần như không khả thi. Vấn đề hậu khai khoáng có thể còn nặng nề hơn rất nhiều so với những gì diễn ra trong quá trình khai khoáng. Nếu quá trình trình khai khoáng cho mỗi vùng chỉ mất từ 1-2 năm thì quá trình phục hồi đất và ổn định cuộc sống dân sinh sau khai khoáng phải mất hàng chục năm, và nó đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền, các chương trình phát triển cũng như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – điều mà Việt Nam chưa có các bài học thành công.

III. CÁC ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ

Với thực trạng của chương trình cùng với những phân tích nêu trên cho thấy rằng hiện tại TKV chưa có những chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cơ bản về hiểu biết công nghệ, phân tích tính kinh tế, tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên, những ảnh hưởng tiêu cực và các giải pháp giảm thiểu cho chương trình Bauxit – Alumin tại Tây Nguyên ; và về mặt tổng thể thì chương trình này chưa được cân nhắc thấu đáo trong mối quan hệ phát triển tổng thể về kết cấu hạ tầng và các lợi thế so sánh phát triển khác của vùng Tây Nguyên và dải đất miền Trung.

Để công việc này được triển khai có hiệu quả và tránh những sai lầm, nguy cơ và rủi ro đáng tiếc xảy ra trong tương lai, những công việc sau đây cần sớm được tiến hành một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc :

1. Quốc hội cần yêu cầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì cùng với các cơ quan liên quan, các đơn vị tư vấn tiến hành đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch bauxit tại Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, đánh giá ĐMC (Đánh giá Môi trường Chiến lược ) cần bao gồm :

2. (ĐMC) đối với chương trình Bauxit Tây Nguyên theo quy định tại điều 14, chương III, Luật Bảo vệ Môi trường 2005. Báo cáo đánh giá ĐMC cần thể hiện :

● Tính toán, cân nhắc kỹ càng việc đặt chương trình Bauxit Tây Nguyên trong khuôn khổ phát triển bền vững liên vùng Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Định hướng bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên đặc sắc cũng như xây dựng những lợi thế phát triển mới đặc thù riêng của Vùng ;

● Tính toán chi phí – lợi ích của chương trình Bauxit ; so sánh với các chương trình phát triển khác như trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê…), phát triển kinh tế dịch vụ - du lịch, kinh tế tri thức của quốc gia. Đặc biệt cần cân nhắc khả năng biến động giá cả trên thị trường Alumin-Nhôm thế giới khi xuất hiện “cường quốc mới” là Việt Nam. Đây là yếu tố có tác động mạnh mẽ và lâu dài đến hiệu quả của toàn bộ Chương trình ;

● Đánh giá sự suy giảm và ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Mức độ lan toả ô nhiễm xuống hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai và sông Serepok. Sự suy giảm và các giải pháp phục hồi đa dạng sinh học của thảm thực vật, quy hoạch sử dụng đất và hoàn thổ sau khai thác Bauxit ;

● Đánh giá tác động đến mất cân bằng văn hoá bản địa trong tái định cư ; giao thoa, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc bao gồm cả những giá trị phi vật chất ; nguy cơ dịch bệnh của con người, gia súc, gia cầm trong vùng ảnh hưởng ;

● Đánh giá ảnh hưởng đến sinh kế của dân địa phương và các giải pháp nâng cao dân trí, đào tạo nghề, phát triển bền vững cho cộng đồng, đặc biệt là sự an toàn trong việc phát triển liên thế hệ ;

● Đưa ra các kịch bản phát triển cho Tây Nguyên ; cân đối các lợi ích và chi phí để so sánh và lựa chọn kịch bản tối ưu về phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo tồn văn hóa bản địa và bảo vệ môi trường – sinh thái toàn vùng.

● Từ các đánh giá, so sánh nêu trên cần đưa ra các kịch bản phát triển khác nhau cho Tây Nguyên để từ đó lựa chọn kịch bản phát triển hợp lý / tối ưu nhất trên cơ sở phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo tồn văn hóa bản địa và bảo vệ môi trường – sinh thái toàn vùng.

3. Tạm dừng các chương trình phát triển Bauxit ở quy mô lớn và ồ ạt. Tập trung công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và đánh giá chất lượng quặng Bauxit ở Tây Nguyên. Trước mắt chỉ nên xây dựng chương trình thí điểm (pilot) về khai thác Bauxit, sản xuất Alumin nhằm thử nghiệm công nghệ, nhận dạng những nguy cơ, rủi ro, tiềm năng và đưa ra các giải pháp khả thi để giảm thiểu tác động tiêu cực của chương trình.

4. Cần cân nhắc, tính toán lại đối với kế hoạch xây dựng nhà máy Alumin Nhân Cơ. Tính toán phương án lựa chọn công nghệ tiên tiến của các nước phát triển và phương án liên doanh với công ty nước ngoài nhằm giảm thiểu rủi ro cả về mặt công nghệ và tài chính, tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đầu tư và phát triển.

5. Về mặt vĩ mô, Chính phủ cần tăng cường hơn nữa các hoạt động hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên. Có thể cân nhắc đến việc chuyển đổi “Ban chỉ đạo Tây Nguyên” thành “Ủy ban phát triển bền vững Tây Nguyên” để tập trung trọng tâm các hoạt động vào phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường tại Tây Nguyên mà Bauxit là một trong những hợp phần của chương trình phát triển tổng thể.

6. Do đặc điểm khoáng sản Bauxit phân bố trên cả địa phận cao nguyên Boloven – Lào và Mondulkiry – Campuchia, vì thế, Việt Nam nên cân nhắc việc phối hợp với Chính phủ Lào và Campuchia tiến hành đánh giá ĐMC cho khai thác khoáng sản Bauxit liên Quốc gia. Phối hợp ràng buộc trách nhiệm xã hội, trách nhiệm phát triển đối với các công ty, tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước tham gia chương trình khai thác khoáng sản Bauxit liên Quốc gia.

nguồn : Tia Sáng ngày 7.11.2008

Xin Bộ trưởng đừng đổ lỗi cho lịch sử


09:34' 13/11/2008 (GMT+7)
http://vietnamnet.vn/bandocviet/2008/11/813336/

- Không thể trả lời là "vi phạm làm ô nhiễm môi trường là do lịch sử để lại". Lịch sử từ đâu mà có? Do ai hình thành? Quyết định chuyển đổi nền kinh tế do ai? Thực hiện sản xuất kinh doanh là ai? Tất cả đều là do con người. Vậy thì đừng đổ cho lịch sử. Ý kiến bạn đọc tranh luận sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ TN-MT.

Sông Thị Vải đang chết. Ảnh: Đỗ Quyên


Không đồng ý với cách giải thích của Bộ trưởng

Không thể trả lời là "vi phạm làm ô nhiễm môi trường là do lịch sử để lại". Tôi xin hỏi: Lịch sử từ đâu mà có? Do ai hình thành? Con người. Quyết định chuyển đổi nền kinh tế do ai? Con người. Thực hiện sản xuất kinh doanh là ai? Con người. Vậy thì đừng đổ vấy cho lịch sử. Hãy tự kiểm điểm mình. Còn cách giải thích như ông Bộ trưởng KHĐT cũng cần xem xét nghiêm túc . Hoàng Tiết Kiệm, Trần Hưng Đạo, Hà Nội, email: hoangtietkiem@...

TIN LIÊN QUAN
Cách trả lời đơn giản nhất là đổ trách nhiệm cho lịch sử. Không biết ông bộ trưởng có suy nghĩ kỹ trước khi trả lời không vậy? Trần Xuân Cảnh, HCM, email: xuancanhvn2000@...

Đúng là ô nhiễm môi trường là do lịch sử để lại, nhưng bộ trưởng hãy xem lại mình đã làm gì để cải thiện tình hình hay chưa hay là chỉ làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Người bộ trưởng của một nước là phải tìm kiếm và thực thi biện pháp khắc phục những cái chưa tốt chứ không phải tìm lí do để đổ trách nhiệm. Đặng Quốc Huy, Thái Bình, email: AVGKAV@...

Xin gởi đến bộ trưởng câu hỏi: "Lịch sử nào làm cho môi trường Việt Nam ngày nay ô nhiễm vậy?". Đỗ Ben, CH Séc, email: bebenhugo@...

Cần có giải pháp quản lý và một bộ luật nghiêm minh

Theo tôi, các đại biểu phải đề xuất được cách quản lý hiệu quả. Nhà nước ta đã có luật 2005 tương đối hoàn chỉnh nhưng cách thực thi chưa phù hợp với tình hình thực tế. Có quá nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp có thể lách luật.

Đơn cử như việc thanh tra môi trường, nếu muốn thanh tra thì phải có văn bản báo trước. Câu hỏi đặt ra là một nhà máy vi phạm luật nếu báo trước như vậy thì khác gì tiếp tay cho tội phạm.

Theo tôi, chúng ta cần dành những nghị định đặc biệt cho ngành môi trường như như việc thanh tra các cửa hàng xăng dầu vừa rồi. Nếu chúng ta làm như vậy, tôi khẳng định rằng còn có rất nhiều nhà máy như Vedan.

Cuối cùng, tôi đề nghị Nhà nước phải bắt buộc mỗi nhà máy có ít nhất một cán bộ chuyên ngành công nghệ và quản lý môi trường. Chúng ta hãy nhìn những hậu quả của các nước đi trước. Tôi thấy rằng chúng ta đang ở trong tình trạng nghiêm trọng hơn các nước đi trước. Lương Thế Trung, Nam Định, email: trungtheluong@...

"Cần phải kiểm điểm sâu sắc trách nhiệm và năng lực của ngành và cán bộ quản lý môi trường Việt Nam. Thực chất Luật Môi trường là một trong những văn bản pháp lý có tuổi đời cao trong số các văn bản Luật Việt Nam (năm 1993) chỉ sau Luật Dân sự năm 1992 (luật cơ bản nhất). 15 năm qua mà vẫn còn thiếu nhân lực, vẫn chưa đủ cơ sở pháp lý chỉ trong ngành môi trường thì thật là khó chấp nhận so với những biến chuyển vô cùng to lớn trong các hoạt động dân sự khác" - ý kiến của bạn Thành Dương, Đường Bưởi, email: thanh_td07@...
Đề nghị Quốc hội xem xét, nên quy định một thời gian nhất định để Bộ khắc phục nhứng tồn tại do "tiền nhân" để lại và phải cho Bộ có quyền hạn, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng. Nếu có quỹ môi trường mà các doanh nghiệp và môi người dân phải đóng góp cũng như cho phép xử phạt năng các cơ sở & cá nhân vi phạm và sử dụng tiền phạt đó để khôi phục môi trường, tôi tin rằng vấn nạn môi trường sẽ sớm được giải quyết. Đoàn Diễm, Nguyễn Căn Cừ, Hà Nội, email: doandiem0142@...


Ai sẽ chịu trách nhiệm?


Tôi thật sự bức xúc về chuyện này. Giờ đây chắc chỉ có người dân là chịu nhiều thiệt hại nhất. Thế mà những người có trách nhiệm chẳng đứng ra chịu trách nhiệm, chỉ toàn đổ thừa cho nhau. Sinh ra Bộ TNMT để làm gì mà khi có sự cố lại không đưa ra biện pháp khắc phục. Chuyện này sẽ còn đi tới đâu? Cần bao nhiêu lần họp? Cần bao nhiêu thời gian nữa? Và rất rất nhiều câu hỏi khác cần phải có câu trả lời. Nguyễn Đình Hồng, Hoà Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá, email: dinhhong20042008@...

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cần phải nhìn thẳng vào vấn đề ô nhiễm hiện nay có giải pháp xử lý, không nên trả lòi vòng vo, trốn tránh trách nhiệm. Thậm chí, nhận trách nhiệm chịu xử lý kỷ luật như Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát. Nguyễn Đức Minh, Bắc Ninh, email: ducminhsbv@...

Tôi có nhận xét về việc trách nhiệm của người quản lý trong việc chống gây ô nhiễm. Nói thẳng và nói thật, việc doanh nghiệp hay khu CN gây ô nhiễm với những người có chuyên môn nhìn là biết ngay, cái mấu chốt là họ có nói ra và các cơ quan ban ngành làm triệt để hay không?

Tôi nói ngược lại vấn đề, sông Thị Vải bị ô nhiễm hàng bao năm như thế mọi người dân biết, các cơ quan chức năng có biết không? Nếu nói không biết thì thật buồn cười, những hiện tượng lạ xuất hiện trên con sông thì phải tìm nguyên nhân. Vậy, đã biết con sông bị ô nhiễm, các cơ quan chức năng địa phương đã làm gì?

Ở thành phố Hạ Long, 1 người làm chuyên môn về môi trường đi dọc các bờ biển có các nhà máy hoặc cảng than cũng biết có ô nhiễm nhưng đã ai làm gì đâu? Báo cáo tác động môi trường năm nào cũng có, 6 tháng 1 lần nhưng nội dung thì gần giống nhau. Nguyễn Xuân Sáng, Hồng Hải, Hạ Long, Quảng Ninh, email: sang.licogi@...

Miệng cống xả nước thải của Vedan ra sông Thị Vải. Ảnh: VNN

Nếu không nghiêm túc sẽ còn giật mình nhiều

Bộ trưởng KHĐT phát biểu "bây giờ chúng ta mới giật mình về vấn đề môi trường", nếu không làm ăn nghiêm túc chúng ta sẽ còn giật mình nhiều hơn. Tất cả các nước (ngoại trừ Trung Quốc) đều có tiêu chuẩn và yêu cầu rõ ràng về việc thải bùn đỏ ở các nhà máy sản xuất alumina.

Thải bùn đỏ theo công nghệ lỏng rất độc hại cho môi trường đã không được phép sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ông Phạm Khôi Nguyên và ông Võ Hồng Phúc có biết điều nay không? Khi ông Phúc giật mình thì sông Thị Vải đã bị bức tử. Nếu không nghiêm túc từ bây giờ thì bùn đỏ sẽ bức tử cả Tây Nguyên. Minh Tâm, Dã Tượng, Hà Nội, email: illies.hn@...


Kính thưa ngài Bộ trưởng Bộ TN&MT, về phía dự án khai thác quặng boxit ở Tây Nguyên, Bộ trưởng và các cơ quan chức năng đã tính đến việc làm biến đổi kết cấu đất khu vực đồi núi chưa? Nếu đã có thì kết quả khảo sát, nghiên cứu về mức độ an toàn của đất đai sau khi có tác động như thế nào? Kết quả công trình này đã được công bố ở cấp nào?

Nếu chúng ta chỉ làm một phép tính so sánh về khả năng ổn định bền vững của tài nguyên đất đai sau khi có tác động cơ giới vào đã thấy được hậu quả đáng báo động của nó. Mới chỉ là những tác động trên bề mặt quả đất như việc đào đất làm đường mà đã có nhiều vụ việc sạt lở đất xảy ra tổn hại đến sinh mạng và kinh tế của người dân rồi. Còn khi chúng ta đào bới tung lòng đất lên để khai thác khoáng sản thì hậu quả sẽ như thế nào? Triệu Việt Hà, Hoằng Trạch, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, email: vietha68@...

Nhân dân nên là bộ phận giám sát


Ai sẽ quan tâm đến môi trường đây nếu không đủ ăn, kinh tế chậm phát triển. Chẳng lẽ lúc đó, các bộ lại đổ tội tại Bộ Tài nguyên Môi trường gây khó khăn trong phê duyệt các báo cáo tác động môi trường mà bộ có thẩm quyền phê duyệt? Đây là câu hỏi thường xuyên được đặt ra đối với các khu vực chậm phát triển, đang phát triển...

Theo tôi, câu trả lời chỉ cần hết sức ngắn gọn, trước hết, chúng ta cần phải nhìn vào lợi ích trước mắt trong công tác bảo vệ môi trường, bất kỳ điểm nào có nguy cơ tác động đặc biệt tiêu cực đến môi trường cần phải có biện pháp xử lý ngay lập tức và hết sức nghiêm túc, minh bạch, xử nặng...

Và nhân dân nên là bộ phận giám sát nguy cơ ô nhiễm này, có biểu hiện nào gây ô nhiễm, họ sẽ chỉ ra cho các cơ quan chức năng. Các cơ quan này cần chứng minh sự ô nhiễm và khi có bằng chứng, họ được quyền kiểm tra thông qua phân tích các chỉ tiêu môi trường và kiểm tra việc xử lý môi trường bất kể có được sự đồng ý của chủ cơ sở SX hay không. Hiền Anh, Hà Nội, email: hienanhng@...

Trước thực tế kinh tế hiện nay, nước ta đang đòi hỏi tăng trưởng kinh tế là chính, vấn đề bảo vệ môi trường cũng được quan tâm nhưng lại không đúng mức. Một cơ sở sản xuất sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để tiếp tục sản xuất.

Tôi thấy rằng những khoản phí nộp phạt còn thấp, cần phải xử phạt hành chính đi kèm với truy tố trước pháp luật những hành vi gây ô nhiễm môi trường vì ô nhiễm làm ảnh hưởng sức khoẻ con người. Nguyễn Xuân Nhân, email: dungquenbanhe@...

"Huề" cả làng được sao ?


Hồng Lê Thọ Cập nhật : 06/11/2008 18:03

Qua thực tế hai mươi năm qua, tốc độ phát triển càng nhanh thì mức tàn phá môi sinh, môi trường và gây hại lên sức khoẻ của con người càng tăng vọt theo cấp số nhân, mục đích mưu cầu lợi nhuận trước mắt cũng như con số tăng trưởng của doanh nghiệp trong nước cũng như theo FDI đã làm mờ mắt xã hội chúng ta ? Cái giá cho việc huỷ hoại nầy người dân phải trả trong nhiều năm tới, mọi người đều phải gánh chịu trong khi đó lợi nhuận của nhà đầu tư thì… vào túi riêng họ. Vào tháng 8 năm nay, nhà sản xuất bột ngọt Vedan mới thông báo rằng lãi ròng trong nửa năm 2008 của họ đã tăng 13 % lên thành 8.5 triệu USD. Doanh số nửa năm đầu là 182.7 triệu USD tăng 24.5% so với nửa năm đầu 2007. Sỡ dĩ Vedan tăng nhanh như vậy là vì họ tiết giảm tối đa chi phí bảo vệ môi trường, chỉ đầu tư một hệ thông lọc nước thải “ làm màu ” hòng che giấu những đường ống chằng chịt dài trên 1,000 mét chôn giấu tuồn nước thải độc hại ra sông.

Có thể “Phát triển bền vững” khi môi trường bị “đen hóa” ?

“ HUỀ ” CẢ LÀNG ĐƯỢC SAO

Bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí xác định “ Xã hội bền vững chính là một cộng đồng đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không đánh mất khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai ” (Hội đồng thế giới về môi trường 1987). Một vấn đề vô cùng bức xúc hiện nay khi Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiêp hóa - hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP trên dưới 7% / năm và khuynh hướng đầu tư FDI vượt mức 55 tỷ đô la trong đó tỷ trọng các dự án công nghiệp nặng như sắt thép, đóng tàu, hóa chất… là những cơ sở gây ô nhiễm nặng nề chiếm tỷ trọng không nhỏ, chiếm 55,7 % (tính cả cả phần đầu tư vào xây dựng) tổng kim ngạch FDI đăng ký trong 10 tháng đầu năm 2008.

Theo báo cáo sơ bộ của Bộ Tài nguyên - Môi trường thì hầu hết các khu chế xuất, công nghiệp đều chưa có hệ thống nước thải hoàn chỉnh, xả thẳng ra sông, là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nặng nề cho sông lạch, kênh nước khắp nơi ,tác hại lâu dài và nghiêm trọng đến nguồn nước uống và sinh hoạt cho cho hàng chục triệu người trong đó chất thải từ những cơ sở chế biến tinh bột mì, nhuộm vải, thuộc da, hóa chất, chế biển thủy hải sản… là trầm trọng hơn cả. Trường hợp nhà máy bột ngọt của công ty Vedan Việt nam là một thí dụ cụ thể mà cho tới thời điểm nầy đơn vị chủ quản là Bộ Tài nguyên - Môi trường và tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có thái độ xử lý dứt khoát và triệt để trong việc xử lý và ngăn chận Vedan tiếp tục thải nước “ chết ” ra sông Thị Vải. Tuy rằng cho tới nay, lãnh đạo của Bộ cũng như quan chức ở Đồng Nai đã nhiều lần bày tỏ thái độ không nhân nhượng trong quá trình điều tra phát hiện hành động man trá của Vedan trong suốt một thời gian dài. Nếu tình trạng 90 % nước thải công nghiệp không được xử lý, tuồn ra sông ngòi, bờ biển, kênh lạch tiếp tục như hiện nay thì khả năng một nền kinh tế phát triển song hành cùng các chứng bệnh tật tăng cao, môi trường môi sinh bị “ đen ” hóa sẽ là một gánh nặng cho các thể hệ tương lai. Nói khác đi “ di sản ” của Vedan, Miwon, Hào dương và hàng trăm, nghìn cơ sở sản xuất trên đất nước nầy để lại cho con cháu nước Việt là những bãi sình lầy tích luỹ đầy độc tố và hóa chất hủy diệt… thì làm sao xã hội bền vững cho được ?!

Qua thực tế hai mươi năm qua, tốc độ phát triển càng nhanh thì mức tàn phá môi sinh, môi trường và gây hại lên sức khoẻ của con người càng tăng vọt theo cấp số nhân, mục đích mưu cầu lợi nhuận trước mắt cũng như con số tăng trưởng của doanh nghiệp trong nước cũng như theo FDI đã làm mờ mắt xã hội chúng ta ? Cái giá cho việc huỷ hoại nầy người dân phải trả trong nhiều năm tới, mọi người đều phải gánh chịu trong khi đó lợi nhuận của nhà đầu tư thì… vào túi riêng họ. Vào tháng 8 năm nay, nhà sản xuất bột ngọt Vedan mới thông báo rằng lãi ròng trong nửa năm 2008 của họ đã tăng 13 % lên thành 8.5 triệu USD. Doanh số nửa năm đầu là 182.7 triệu USD tăng 24.5% so với nửa năm đầu 2007. Sỡ dĩ Vedan tăng nhanh như vậy là vì họ tiết giảm tối đa chi phí bảo vệ môi trường, chỉ đầu tư một hệ thông lọc nước thải “ làm màu ” hòng che giấu những đường ống chằng chịt dài trên 1,000 mét chôn giấu tuồn nước thải độc hại ra sông. Tại cuộc Hội thảo Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam vào tháng 10/2003, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định : ” Nhiều mâu thuẫn nẩy sinh giữa các nhu cầu phát triển trước mắt về kinh tế với lợi ích lâu dài về môi trường và phát triển bền vững. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đang đặt ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường. Tác động của các vấn đề về môi trường toàn cầu, khu vực ngày càng lớn và phức tạp. Tất cả những thách thức đó đặt ra cho chúng ta trách nhiệm nặng nề trong việc bảo đảm phát triển bền vững đất nước… đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan và địa phương tiếp tục rà soát, xác định các cơ sở gây ô nghiễm nghiêm trọng để bổ sung vào danh sách các cơ sở cần xử lý triệt để ” ; thế nhưng những thông tin về môi trường trong suốt hai tháng qua kể từ vụ Vedan bùng nổ cho thấy trên thực tế chiều hướng ô nhiễm không những không giảm sút mà còn lan toả trầm trọng và sâu rộng hơn. Phải khẳng định một lần nữa rằng đây là những dấu hiệu hoàn toàn bất ổn, đe doạ cuộc sống hiện nay mà còn kéo dài hàng chục thập kỷ nếu không có biện pháp khắc phục kiên quyết và chặt chẽ.

Liệu dòng sông Thị Vải, Vàm Cỏ Đông hay Sông Sài gòn, Sông Hồng… và nhiều con sông, kênh rạch trên đất nước Việt Nam sẽ trở lại trong xanh hay là những dòng sông đen kịt vì chất thải trong những năm tới ? Nỗi lo đó chắc chắn không chỉ riêng một ai. Mong rằng “ phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới ”(phát biểu của Thủ tướng tại phiên họp đã nêu) sẽ được những người có trách nhiệm quản lý cũng như các cơ sở, doanh nghiệp quán triệt hơn nữa. Phần trách nhiệm cụ thể trước hàng chục sự kiện Vedan nhỏ lớn đang hiện hữu nầy không lẽ không có địa chỉ, vẫn còn chung chung, mơ hồ như bao lần trong quá khứ , “ huề ” cả làng * được sao ?

Hồng Lê Thọ

7/11/2008



* Trong bài viết “Vài suy gẫm trước khi vụ án Vedan được khép lại ”(18/10/2008) trên Vietsciences tác giả đã cảnh báo “ Vụ án Vedan bùng lên rồi cũng sẽ được “cho qua”, chìm xuồng như bao lần, lý do ư ? Nhiều lắm, kẻ vi phạm lẫn cơ quan quản lý biện hộ đủ điều, và cuối cùng là chẳng ai chịu trách nhiệm, Vedan vẫn tiếp tục được phép thải những chất độc hại vào dòng sông Thị Vải. Sự phẫn nộ của người dân được vuốt ve một cách xảo quyệt, từ hùng hổ la toáng đến nguỵ biện và cuối cùng là “cha chung không ai khóc” thì cho đến hôm nay (7/11/2008) sự việc đã diễn ra theo một kịch bản đã được soạn trước mà kẻ “ đạo diễn ” làm lobby không lộ nguyên hình nhưng ai cũng dễ dàng trông thấy !

http://www.diendan.org/viet-nam/hue-ca-lang-111uoc-sao/

Trời ơi! Không ai chịu nhận quản lý “thư pháp” Quốc ngữ!

Trời ơi! Không ai chịu nhận quản lý “thư pháp” Quốc ngữ!
Thứ năm, 11/10/2007, 07:00 GMT+7

“Thư pháp Việt ngữ” với những ảnh hưởng nhất định của nó đã tác động phần nào với đời sống xã hội. Nhưng “nó” là gì, “nó” từ đâu ra, “nó “ làm gì , “nó” sẽ phát triển như thế nào,…? Những câu hỏi tưởng chừng giản đơn nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng từ các cơ quan chức năng. “Thư pháp chữ Việt” hay “thư pháp Việt ngữ” và các “thư pháp gia” vẫn là các khái niệm tương đối mơ hồ, không chỉ với công chúng mà với cả những nhà quản lý văn hóa. Với họ, “thư pháp Việt ngữ” không khác gì… đứa con vô thừa nhận.

>> Không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ Quốc ngữ!
>> Xin đừng bôi nhọ chữ Việt!
>> Nhà báo Nguyễn Như Phong: “Phải nghiêm cấm những thí nghiệm đối với chữ Quốc ngữ!”

Không cơ quan quản lý nào dám nhận thách thức


Bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào, ngoài sự thừa nhận của số đông còn có sự quản lý của nhà nước, ở nước ngoài thế, ở Việt Nam cũng thế. Nhưng câu hỏi “Cái gọi là thư pháp chữ Việt là cái gì?” đâu dễ dàng có đáp án. Hành trình đi tìm câu trả lời từ cơ quan có chức năng quản lý nó thực sự là một hành trình khó khăn trước khi bài viết này đến với các độc giả.

Nơi liên lạc đầu tiên là Cục Quản lý Văn hóa cơ sở. Câu trả lời: “Chúng tôi không biết việc này! Nhưng chúng tôi sẽ chuyển vấn đề này lên Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao…”

Liên lạc với Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao thì phải lần lượt qua… Trung tâm tin học rồi mới đến Tổng đài của Bộ, sang Cục Di sản, hỏi một nhân viên quản lý bên Phòng Quản lý di tích mới tìm được Phòng Quản lý Văn hóa phi vật thể - nơi có thể giải đáp vấn đề bạn đọc quan tâm. Tất cả những khó khăn trên đơn giản xuất phát từ một điều: Không ai đứng ra quản lý “cái gọi là thư pháp Việt ngữ” cả!

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, trưởng Phòng Quản lý Văn hóa phi vật thể mượn lý do “không nắm thông tin”, “bận đi công tác xa lâu ngày”, “vấn đề được đề cập quá đột ngột” để từ chối trả lời chính thức và phủ nhận các ý kiến trước đó theo kiểu cứ để cái gọi là thư pháp Việt ngữ tự sinh, tự diệt.

Đứa con vô thừa nhận của thời đại hay “phát minh” tối nghĩa của một số người?

Quá trình để Thư pháp Hán hay Thư đạo Nhật từ lúc sơ khai, hình thành, phát triển đến nay được tính bằng đơn vị nghìn năm. Nghệ thuật thực sự chứng minh mình bằng cách luôn trường tồn với những giá trị được thừa nhận không chỉ ở một giai đoạn, một đời người mà cả từ thời đại này sang thời đại khác - đấy mới là nghệ thuật chân chính. Vậy thì những thứ nhân danh nghệ thuật vẫn chỉ là sự ngụy biện hay đánh tráo khái niệm ở một số người. Hoặc là họ triệt để lái cái gọi là thư pháp Việt ngữ theo thơ của Nguyễn Bảo Sinh: “Tự lừa còn sướng gấp mười tự do”(?!)

Như đã nói ở trên, một vài người đã thí nghiệm cách viết chữ Việt bằng bút lông theo một số quy tắc của thư pháp Hán nhưng quan điểm của người viết và rất nhiều công chúng độc giả khác: chữ Việt không phải là… chuột bạch! Những “bác sĩ viết chữ” này chỉ có thể giảng dạy, tuyên truyền về cái gọi là thư pháp Việt ngữ theo các khái niệm được đánh tráo, bẻ cong đi hoặc liên hệ vô căn cứ theo hướng có lợi nhất cho mình.

Chưa có một tài liệu nào xác nhận về việc có tồn tại thư pháp ở Việt Nam từ xưa đến nay cả, có chăng chỉ là những hình thức viết chữ đẹp của chữ Hán, chữ Nôm. Vậy cái gọi là thư pháp Việt chỉ có thể tồn tại với những người không hiểu hay cố tình không hiểu, cố tình làm người khác không hiểu vấn đề.

Nhất Linh và Đông Hồ đâu có bàn về thư pháp?


Chưa có một khẳng định nào của thi sĩ Đông Hồ gọi cái ông viết ra là “thư pháp”, dù những “thư pháp gia Việt ngữ” coi ông như thủy tổ của “món ấy”. Ông Đồ trong thơ của Vũ Đình Liên cũng chỉ viết đẹp những nét “phượng múa, rồng bay” chứ có góp tí lý luận nào về thư pháp Việt ngữ? Huấn Cao là hình tượng văn học trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chứ đâu phải tác phẩm… Thư pháp người tử tù! Vậy thì xin dừng ngay lại việc khoa trương cái không được gọi bằng gì cho đúng theo những luận cứ, luận chứng nửa mùa.

Những điều này càng được… làm tốt thì chỉ càng chứng minh cái được gọi là thư pháp Việt chẳng qua cũng chỉ như một… phát minh tối nghĩa mà thôi.

Còn về trách nhiệm của những người quản lý văn hóa trong vấn đề này, với tư cách của một công dân hẳn sẽ rất nhiều người không hài lòng khi bà Nguyễn Thị Kim Dung - Trưởng Phòng Văn hóa phi vật thể (Bộ Văn hóa - Du lịch - Thể thao) cho rằng: “Thư pháp chữ Việt là một loại hình văn hóa phi vật thể nhưng chúng tôi không quản lý nó.” (?!) Thêm nữa, bà Dung còn nhận định rằng cứ để cái gọi là thư pháp Việt ngữ ấy tự nhiên, tốt thì sẽ phát triển, xấu thì bị mọi người tẩy chay.

Mai Quốc Ấn (VieTimes)

Không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ Quốc ngữ!

Không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ Quốc ngữ!
Thứ ba, 2/10/2007, 07:00 GMT+7
http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/nhietkevanhoa/3719/index.viet

Chữ Quốc ngữ được tạo thành bởi sự kết hợp lạ lùng giữa lý trí cứng nhắc của phương Tây[i] và sự uyển chuyển, thánh thót của giọng nói Đại Việt. Sự hài hòa đó đã được minh định bằng cả kho tàng văn học Việt Nam hiện đại. Nếu ai muốn dùng chữ Quốc ngữ để “vẽ vời” đều sẽ làm mất cân đối sự kết hợp đó. Do vậy, chúng trực tiếp làm bẩn chữ Quốc ngữ.

Ngoài chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Nôm, thư pháp còn được chuyển tải qua tiếng Anh, tiếng Đức và chưa biết chừng sẽ có cả thư pháp… chữ Arab cũng nên. Vậy nên có rất nhiều người đang làm bẩn chữ Quốc ngữ bằng cách mạo danh thư pháp.

Thư pháp hay thư..."ngáp"?


Chữ Quốc ngữ mang tính lý tính cao được thể hiện trên cơ sở các ký tự Latin của phương Tây, trong khi thư pháp mang theo một số yếu tố tâm linh của phương Đông. Cách thể hiện của hai lối viết này là hoàn toàn khác nhau. Vậy thì cái gọi là thư pháp Việt ngữ cho đến giờ phải chăng là sự ngụy ngôn của một số người mang danh thư pháp gia và nó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho tiếng Việt?

Phóng viên (PV): Chưa có một sự công nhận chính thức nào của những người quản lý văn hóa tại Việt Nam dành cho bộ môn viết chữ Quốc ngữ đẹp theo một số quy tắc của thư pháp Hán, tôi tạm gọi là thế. Giáo sư có nhận xét gì về cái gọi là thư pháp Việt ngữ - như là cách nhìn nhận của số đông ở nước ta hiện nay?

Giáo sư Trần Trí Dõi (GS.TTD): Theo ý kiến của riêng cá nhân tôi, cách viết chữ Việt theo hệ Latin không thể gọi là thư pháp được. Có lẽ tại Việt Nam, chỉ cách viết chữ Hán mới có đủ các điều kiện để gọi là “thư pháp” vì đây là chữ tượng hình. Bản chất của tượng hình đòi hỏi mỗi chữ phải thể hiện tất cả các nét trong một “khung” hay một không gian xác định và các nét chữ ấy được thể hiện theo “những quy ước” có giá trị nhất định. Vì thế, mỗi chữ viết là một “bức họa” đầy đủ. Ở trong bức họa ấy, người viết vừa có thể thể hiện hết ý nghĩa của chữ viết, vừa thể hiện cái tài hoa thông qua cách viết của người viết. Với lại, “những quy ước” để chữ viết là một “bức họa” trong cách viết chữ Hán đã có từ hàng nghìn năm nay. Đây chính là lý do thứ hai quy định giá trị “thư pháp” của cách viết chữ Hán.

Giáo sư Trần Trí Dõi

Giáo sư Trần Trí Dõi hiện là Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), đồng thời là Chủ nhiệm Bộ môn "Ngôn ngữ và Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam".

Còn cách viết chữ Việt theo hệ Latin là khác. Cách viết này là cách viết phiên âm. Chữ viết, vì thế, trước hết là thể hiện âm của ngôn ngữ rồi nhờ đó nó mới mang nghĩa. Cho nên, dù thể hiện nét chữ như thế nào người ta cũng phải làm sao để người đọc quy nó về một âm nhất định. Nhờ có thể quy về một âm như thế người ta mới nhận ra “nghĩa” mà nó thể hiện. Như vậy, làm sao có “thư pháp” được?! Cho nên anh nói rằng: “Chưa có một sự công nhận chính thức nào của những người quản lý văn hóa tại Việt Nam dành cho bộ môn viết chữ Quốc ngữ” [về] cái giá trị thư pháp thì cũng là điều bình thường.

PV:
Trong bài viết “Vấn đề chữ viết nhìn từ góc độ lịch sử tiếng Việt” của giáo sư có đoạn: Chữ viết là một phương thức biểu thị chuỗi lời nói bằng những ký hiệu viết-đồ hình, do đó cũng như ngôn ngữ, nó luôn luôn mang tính hệ thống. Điều này cũng có nghĩa chữ viết luôn luôn là một dạng thức ký hiệu có tính hệ thống của ngôn ngữ. Chính vì thế, khi nhìn ở khía cạnh lịch sử, người ta chỉ có thể nói một kiểu văn tự nào đó đã ra đời khi những ký hiệu viết-đồ hình ấy đã thỏa mãn tính hệ thống cả ở bản thân chúng lẫn sự hành chức của chúng. Người ta có thể nhìn nhận tính hệ thống ở nhiều khía cạnh khác nhau…” Chữ Quốc ngữ nhìn từ góc độ của thư pháp, vốn đang là một trào lưu và được một bộ phận công chúng yêu thích. Theo giáo sư, dưới góc độ ngôn ngữ học, “cái gọi là thư pháp Việt ngữ” ấy sẽ đi theo chiều hướng nào trong khi đa số công chúng vẫn chưa nhận thức rõ về vấn đề này?

GS.TTD: Anh nói đúng, “chữ Quốc ngữ nhìn từ góc độ của thư pháp, vốn đang là một trào lưu”. Theo tôi, trào lưu có nghĩa là mới chỉ có ở một số người chứ chưa phải là số đông trong xã hội. Ngôn ngữ - bản chất của nó - là một hiện tượng xã hội. Vì thế nếu nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, như tôi đã trả lời ở trên, khó có thể gọi trào lưu ấy là thư pháp được. Nó chỉ là cái cách để “một trào lưu” thể hiện mình thông qua cách viết chữ Việt theo hệ Latin khác nhau mà thôi.

Những chữ viết Latin được gọi là thư pháp như thế có thể có những lý giải khác nhau. Những người đọc mãi vẫn… không nhận ra chữ gì thì trong những bức chữ được gọi là thư pháp Việt ấy, có lẽ, họ thấy chữ viết “chân phương nhưng uyển chuyển” đẹp hơn. Còn số người viết kiểu chữ “thư pháp Quốc ngữ” ấy sẽ tự mình giải thích “nó đẹp như thế nào” và “vì sao nó đẹp” và họ có quyền giải thích theo cách của họ.

Vấn đề là làm sao họ “chinh phục” được số đông cần thiết trong xã hội khi mà ở nhà trường người ta đang dạy cho học sinh vở sạch “chữ đẹp”. Làm sao mà người đọc nói chung cảm nhận được cái đẹp của chữ đó khi cùng một âm ở từ này thì thế này, ở từ khác lại thế khác. Có thể người ta đến “xem” rất đông. Nhưng ai loại trừ [ngoài những người] đến là do nhân tiện, [còn đều] đến là do hiếu kỳ thấy chữ viết lạ hoặc loại trưởng giả học làm sang?

PV: Từ khi Alexandre De Rhodes áp dụng các ký tự Latin vào Việt Nam, trải qua mấy trăm năm nay, tiếng Việt thực sự được “mềm hóa” qua thời gian do ngữ âm uyển chuyển của người Việt. Vậy những bức chữ được viết theo kiểu tạo hình và mang một số quy tắc nhất định của thư pháp Hán liệu có ảnh hưởng không tốt đến tiếng Việt và quá trình phát triển của tiếng Việt hay không?

GS.TTD: Anh nghĩ “những bức chữ được viết theo kiểu tạo hình và mang một số quy tắc nhất định của thư pháp Hán sẽ có ảnh hưởng không tốt gì đến tiếng Việt” là lo hơi xa đấy. Tôi xin lấy một ví dụ để anh suy ngẫm. Nếu như anh đã từng nhìn chữ viết của những trí thức “thời Tây học”, thì anh hiểu ra ngay khi người ta biết bản chất của nó là gì, thì kiểu tạo hình của thư pháp Hán đòi hỏi người ta phải viết chân phương chữ Việt hơn. Những người ở lứa tuổi “cổ lai hy” ấy có học hoặc sống trong môi trường chữ Hán, đã viết chữ Quốc ngữ đẹp như thế nào. Bây giờ chúng ta khó luyện cho học sinh, sinh viên của ta như thế được.


Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latin ghi lại giọng nói của dân chúng nước Việt

PV: Với vài kỹ xảo cơ bản của thư pháp Hán, một chút khéo tay và sáng tạo, cả việc khéo léo PR cho bản thân, người ta có thể tự biến mình thành một “thư pháp gia” khả kính trong con mắt nhiều người trong khi nền tảng văn hóa lại chưa đáp ứng được việc lý giải những gì mình viết ra. Nhiều bức chữ được cố ý tạo hình quá đáng, thậm chí còn không đọc được, phải chăng “thư pháp Việt ngữ” đang góp phần làm… tối nghĩa tiếng Việt bằng cách “bóp méo” chữ viết trong khi chúng ta đang kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Giáo sư đánh giá gì về việc này?

GS.TTD: Ở đây nên có sự phân biệt giữa chữ viết Việt và tiếng Việt. Phải khẳng định rằng những “bức chữ được cố ý tạo hình quá đáng, thậm chí còn không đọc được” mà người ta cho là “thư pháp” như anh nói ấy cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng, theo tôi, nó còn đang góp phần làm rắc rối cho lớp trẻ đi học. Trong khi nhà trường và xã hội đang yêu cầu “viết chữ đẹp” (tất nhiên không phải đẹp kiểu của các “thư pháp gia” hiện nay), thì lại có một kiểu viết “đọc không được” lại cho là đẹp! “Ông giáo dục” yêu cầu một đằng, những người tự nhận là mình đang làm “văn hóa” lại cổ súy một nẻo. Chỉ lợi cho những em ngại viết chữ đẹp có “lý lẽ” để tranh luận với bố mẹ hay thầy cô thôi.

PV: Hiện nay, như tôi đã nói, có rất nhiều người mang danh “thư pháp gia” và đi kèm cùng họ là những cơ sở giảng dạy cái gọi là thư pháp Việt ngữ; theo giáo sư, nên chăng phải dừng lại việc cổ súy cho phong trào viết chữ… khó hiểu này? Bởi tuy không phải là một loại hình nghệ thuật nhưng “cái gọi là thư pháp Việt ngữ”, cũng có ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa và phần nào là đời sống tâm linh của xã hội. Vì vậy, liệu những tác động mang tính hạn chế hay cấm đoán phong trào này có thể gây ra một số phản ứng thái quá?

GS.TTD: Nếu là cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội có tính chất nhà nước mà cổ súy, thì nên dừng lại, vì chưa có đủ cái lý để thuyết phục số đông xã hội, [thì] khó có thể chấp nhận. Còn những người họ tự mang danh “thư pháp gia” cho đó là thư pháp và có những cá nhân chấp nhận họ, thì đó là quyền của họ. Bởi vì “cách viết chữ” như thế là những cuộc chơi nên mỗi người có quyền lựa chọn thú chơi và cách chơi.

Chơi cũng có “ba bảy đường chơi”. Tôi xin lấy một ví dụ, một “thư pháp gia” nào đó viết một văn bản nhất định theo kiểu “thư pháp”. Nếu nó [có] giá trị đích thực, thì người ta sẽ “đổ xô đến” để chiêm ngưỡng, có ngăn cũng không được. Nhưng thời gian vừa qua, tôi chỉ thấy một vài người gửi bài đến một vài tờ báo để “chứng minh cho mọi người cái đẹp của thư pháp Latin”. Và như đã nói, nhiều người đến xem chỉ vì tò mò, hiếu kỳ mà thôi. Có khi chính những người đang thao thao nói về thứ thư pháp ấy cũng… chưa chắc biết họ nói về cái gì, [tôi] nói có đúng không?

PV: Xin cảm ơn giáo sư.

[i] Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latin ghi lại giọng nói của dân chúng Đại Việt

Mai Quốc Ấn (VieTimes)



PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ VỀ BÀI VIẾT

trần Phúc - văn phòng HDND&UBND Cẩm Khê Phú Thọ -

th­u phap việt điều không tuong !

nguyễn phùng kiên - - npkien@gmail.com

Tôi rất tán thành với ý kiến của giáo sư Trần Trí Dõi. Đúng là cách tự tạo ra một thứ gọi là thư pháp tiếng Việt như vậy giống như thể sự học đòi kiểu cố cho bằng anh bằng em. Một suy nghĩ mang đậm tính cách nông dân, con gà tức nhau tiếng gáy, kiểu "chữ người ta thư pháp mình không thư pháp được sao?". Một sự kệch cỡm văn hóa.

Phạm Ngọc Chau - Hà Nội - chauc4@gmail.com

Tôi rất hoan ngênh bài không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ quốc ngữ. Tôi không phải chuyên ngành ngữ văn, chỉ là người bình thường. Nhưng vài năm gần đây, khi trông thấy những hình viết (hay vẽ) chữ quốc ngữ rắm rối trên lịch tường, vv tôi thấy gợn gợn và se lòng. Tại sao vậy: nhiều chữ tôi không đọc được và cuối cùng là không biết đấy là từ gì (tôi là GV đại học). Vậy viết chữ ra làm gì nhỉ? có phải đây là học đòi một cách ngô ngọng chữ Hán không. Buồn quá, nhiều gia đình cố mua cho được một bức đại tự chữ Hán để treo, nhưng lại không biết đấy là chữ gì, chưa nói đến nghĩa của nó.

Lê Hồng Bội - tpHCM - baoloc1970-mail@yahoo.com

Từ khi phong trào thư pháp chữ quốc ngữ xuất hiện ở Việt Nam, tôi ít khi nào nhìn những chữ đó quá 3 giây, và tôi vẫn thường nói với con tôi (đang học tiểu học) là những người đó viết chữ xấu quá, không thể đọc được.Có một trường hợp rất buồn cười: một nhà hàng trong khu vực tôi ở đã in menu gửi đến từng nhà trong khu; menu được in toàn bằng chữ thư pháp với cỡ chữ hơi nhỏ; tôi cố gắng hết sức mà vẫn không tài nào đoán được nhà hàng đó bán món gì. Thật uổng cho mấy triệu đồng đã bỏ ra để in và gửi menu.

Nguyễn Hùng - -

Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của Giáo sư. Nếu gọi đấy là thư pháp thì mấy loại chữ loằng ngoằng kiểu lào thái miên cũng được dân nước họ viết thành thư pháp hết. Người trung quốc về sau chắc họ cũng viết thư pháp bằng thứ chữ phiên âm latinh được sao???

Lê Toan - Vũng Tàu -

Tôi hoàn toàn đồng ý với giáo sư và các độc giả. Không thể chấp nhận có "Thư pháp chữ quốc ngữ" được, những kiểu chữ đó chỉ để viết theo sở thích cá nhân mà thôi. Tôi kính đề nghị các cấp thẩm quyền nên cấm các hộ kinh doanh "thư pháp chữ quốc ngữ" trong khuôn viên Quốc Tử Giám, bởi đây là nơi tôn nghiêm và mang tính giáo dục cao và là nơi có khả năng định hướng đến văn hoá đối với du khách nước ngoài và những người Việt Nam đến tham quan.

Văn Thành Lê - 42 Trần Phú, TP Đà Nẵng - vanthanhle@gmail.com

Trong một tờ lịch nọ có hai câu thơ được viết theo kiểu “thư pháp” tiếng Việt: Thập tải luận giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”. Rất tiếc, “Thư pháp gia” đã viết nhầm “luân” thành “luận” và “mai hoa” thành “hoa mai”, làm méo mó ý nghĩa thâm thúy của câu thơ rất nổi tiếng của Cao Bá Quát. Nếu “thư pháp gia” này biết chữ Hán và viết thư pháp chữ Hán sẽ không gây ra một sự phản cảm tệ hại như thế.Tôi không cổ xúy cho việc viết “thư pháp” chữ Việt.

Phan Thanh Long - Tp HCM - shiying_fei@yahoo.com

Tôi cũng đồng ý với bài viết. Chữ Quốc Ngữ của ta theo ký tự Latin có thể có nhiều kiểu chữ, cách viết khác nhau. Nhưng vẽ vời các đường nét để...làm ra nghệ thuật là không nên và cũng không có nhiều giá trị nghệ thuật.

dong Pha - go vap- sai gon - zudongpo@yahoo.com.vn

Bài viết của giáo sư là rất đúng,dân ta hay làm những việc không giống ai rồi hoang tưởng cho mình ''vận dụng,sáng tạo'' cuối cùng chỉ góp phần làm nhục quốc thể mà thôi.Làm gì có thư pháp Việt .Phương Tây có ai lấy mẫu tự la tinh viết tranh thư pháp đâu ,

Nguyễn Mạnh Hùng - 116 Nguyễn Đình Chiểu - nmhung@hcm.vnn.vn

From: Nguyễn Mạnh Hùng Trưởng Phòng Thông tin Khoa học & Hợp tác Quốc tế. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. 116 Nguyễn Đình Chiểu. Q.I, Tp, HCM. Điện thoại: 8229617. 0908194419. e-mail: nmhung@hcm.vnn.vnTo: VIETIMES – VIET NAM NET.Rất cảm ơn Vietimes – Viet Nam Net đã có bài “Không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ quốc ngữ!”.Tôi là người có đôi chút am hiểu về nghệ thuật, tôi rất yêu nghệ thuật. Tôi rất trân trọng sự sáng tạo. Nhưng tôi rất dị ứng với cái gọi là “Thư pháp”. Tôi không hiểu những người đang cổ suý cho thư pháp và đang luyện thư pháp nghĩ gì? Tôi càng không hiểu hơn khi có người đi mua hoặc đi xin những tờ giấy có những chữ viết ngoằn nghèo về treo ở một chỗ trang trọng trong phòng khách của gia đình.Sở dĩ tôi dị ứng với thư pháp là vì có lần tôi dẫn cháu tôi đến một nhà người quen chơi. Trong phòng khách của họ có treo một bức thư pháp chữ Việt. Cháu tôi đã chỉ và hỏi tôi đó là chữ gì và nội dung của các chữ đó. Thú thực, có chữ tôi đọc được, có chữ tôi không đọc được. Tôi đã không giải thích được với cháu tôi về ý nghĩa của bức thư pháp đó. Tôi lại càng lúng túng hơn khi bạn tôi đang ngồi trước mặt. Và, chính anh cũng cảm thấy bối rối. Đều đó cho tôi thêm nhận xét rằng, có nhiều người chỉ vì thời thượng nên treo thư pháp trong nhà cho vui, chứ chưa hẳn đã thích thư pháp.Khi tôi học đại học, trong lớp tôi có một anh bạn viết chữ rất xấu. Xấu đến nỗi, cho dù anh ta có cố nắn nót cũng không thể viết đẹp được. Cứ đến kỳ thi, anh ta lại mượn vở của tôi để học, vì chữ tôi viết rất đẹp. Lý do để anh ta mượn vở của tôi là chính anh ta đã không đọc được chữ của anh ta viết ra. Khổ là hồi đó chưa có máy photocopy, nên anh ta không thể mượn vở của tôi lâu được. Không cần giải thích thì ai cũng hiểu kết quả thi của anh ta thế nào. Sau hơn hai chục năm, chúng tôi gặp lại nhau. Anh mời tôi và một người bạn nữa đến nhà anh chơi. Tôi rất ngạc nhiên vì trong phòng khách nhà anh treo đầy thư pháp. Anh tự hào chỉ các tấm giấy viết chữ ngoằn nghèo treo trên tường và giới thiệu đó là các tác phẩm của anh. Anh nói thêm, rất nhiều người ngưỡng mộ anh đã đến nhà anh để xin chữ của anh. Tôi ngồi cạnh bàn học của con trai anh. Tiện tay, tôi lấy một cuốn tập của cháu và lật ra xem. Qua cuốn tập của con anh, những kỷ niệm về anh từ những ngày xa xưa đã hiện lên trong tôi. Nét chữ của con trai anh rất giống nét chữ của anh, rất là thư pháp. Tôi chợt nghĩ , anh và con trai anh đã là những nhà thư pháp bẩm sinh. Nghĩa là chẳng cần phải học và cũng chẳng cần phải luyện cũng có thể viết được. Tuy nhiên, theo anh giải thích, tính triết lý ở trong các con chữ ngoằn nghèo rất cao với rất thâm thuý. Anh có thể ngồi hàng giờ để giải thích tại sao chữ A phải viết thế này, chữ E phải viết thế kia. Rồi anh buột miệng chê trách, có nhiều người viết chữ mà chẳng hiểu các con chữ nói gì.Tôi có một anh bạn khác cũng có một đam mê giống như anh bạn viết thư pháp, nhưng ở trong lĩnh vực hội họa. Anh này rất thích vẽ tranh. Có điều, anh không thể điều khiển được các ngón tay để vẽ cái gì đó cho thật giống với chính nó. Trong nhà anh treo rất nhiều tranh. Anh nói, anh theo trường phái “Lập thể” của Picasso. Anh cũng tự giới thiệu là có nhiều người ngưỡng mộ tranh của anh và đặt mua tranh của anh. Thấy tôi không mấy hào hứng, anh góp ý, cậu cũng nên nâng tầm hiểu biết và trí tưởng tượng của cậu bằng cách tìm hiểu và thưởng thức nghệ thuật. Do công việc, hàng ngày tôi phải ngồi trên máy vi tính. Cơ hội cầm bút để viết không nhiều. Mới đây, vợ tôi nói, anh để quên cuốn sổ ở nhà, không biết của ai, em và con mở ra coi. Chịu, không thể biết anh đã viết gì. Tôi biết là chữ viết của tôi đã xấu đi. Do vậy, tranh thủ lúc thư giãn, tôi đã lấy vở ra để tập viết lại. Tôi không muốn vợ tôi, con tôi và các cháu của tôi chê chữ viết của tôi xấu. Tôi tập viết là để dạy cho cháu tôi viết đúng, viết đẹp. Quan trọng hơn, tôi không muốn các cháu tôi đi học bị điểm kém vì chữ xấu. Tôi không muốn trong gia đình tôi có nhà thư pháp.

Giang Đức Kiệm - 40 Tổ 35 Quan Hoa Cầu Giấy Hà nội - kiemgd@gmail.com

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiên của GS Trần Trí Dõi. Chỉ nên viết thư pháp bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.

Hồ Phương - Bệnh viện Nhi Trung ương -

Tôi đồng ý với các ý kiến đóng góp trên

Trương Xuân Minh - 140 Lê Độ tp Đà Nẵng - truongxuanm@yahoo.com

Thật ra thư pháp chữ Quốc Ngữ là một điều "bắt chước " không đúng theo thư pháp chữ Hán, chữ Hán là chữ tượng hình nên khi viết thư pháp nó thể hiện cái vẻ đẹp uyển chuyển, đầy hình tượng, còn chữ Quốc Ngữ thì không thể có được điều đó, tôi rất đồng tình với những ý kiến là không nên viết thư pháp bằng chữ Quốc Ngữ vì theo tôi không nên sử dụng chữ Quốc Ngữ để vẽ rồng, vẽ phượng nó sẽ tạo ra sự phản cảm.

Nguyễn Hồng Ngọc - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội -

Là người Việt Nam tôi rất đồng tình với các ý kiến đóng góp ở trên và rất tâm đắc với bài viết của bạn Nguyễn Mạnh Hùng -116 Nguyễn Đình Chiểu.Tôi cũng muốnkhông có nhiều nhà thư pháp chữ Quốc ngữ.

Lê Tất Tôn - Nhà 6 Ngõ 12/47 Đào tấn Hà nội - Tykat03@yahoo.com.vn

Tôi rất tán thành ý kiến trên của Ông Mai Quốc Ân.Nguyên mẫu chữ quốc ngữ , nếu chọn ngay trong máy tính này cũng có rất nhiều kiểu chữ đẹp và mọi người đều có thể đọc được.Mấy Bác viết mấy chữ lằng nhằng,lăng quăng rồi tự phong là "tác phẩm thư pháp quốc ngữ"là không thể chấp nhận được.Rất tiếc là nhiều người thành tâm ,say sưa đi theo con đường này. Thực sự chả ai cấm được. Nhưng người làm văn hoá thì nên tránh, không khuyến khích, không cổ vũ làm chi.Bố mẹ các cháu nhỏ thì cho các cháu tránh xa,rèn các cháu viết chữ cho chỉnh,đẹp .Dạy các cháu rằng"Nét chữ là nết người"Không nên viết các chữ rối rít tít mù không ai hiểu được .Nết người ấy ra sao?Lê Tât Tôn

hoang gia cung - 158 ly thganh tong do son hai phong -

toi dong y voi giao su tran tri doi la chu viet ma bat chuoc viet thu phap kieu chu vuong trung quoc la lam ban chu quoc ngu. la hoc doi khong hieu mot so nguoi nay c on dinh sang che tro choi thieu van hoa nay den bao gio /

Trần Nam Thành - CT XM Hoàng Thạch, Hải Dương. - TnthanhLan@gmail.com

Tôi xin được tỏ lòng kính trọng sâu sắc GS Trần Trí Dõi và cảm ơn GS cũng như các độc giả đã tỏ thái độ trước hiện tượng lạm dụng cái gọi là thư pháp Quốc Ngữ! Thật tôi không hiểu ra sao nữa, chúng ta đang cố gắng kêu gọi làm trong sạch Tiếng Việt vậy mà họ lại cố gắng làm điều ngược lại nhân danh một sự tìm tòi sáng tạo! Tôi thấy thực sự chẳng khác gì ngôn tư trên mạng của giới trẻ, bản thân tôi cũng còn trẻ mà vẫn không thể chấp nhận, vấn đề là các nhà quản lý cần làm gì để "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt"? Làm gì để định hướng thẩm mỹ của giới trẻ?

Một người am hiểu chữ Hán, chữ Nhật, chữ La tinh - - ktlinh04@yahoo.com

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiên của GS Trần Trí Dõi. Chỉ nên viết thư pháp bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.Tôi cảm thấy hối hận vì vô tình đã nhìn thấy những bức "thư pháp" này trên một vài tờ báo và lịch. Nó để lại một vết rất xấu trong ký ức tôi. Tết này tôi mong được xem những tờ lịch phong cảnh và những câu thơ Việt Nam hay được viết đẹp như chữ trong các lớp luyện viết chữ đẹp hiện nay.

KSĐThoN - TPHCM - ksdthon@yahoo.com

Chữ thư pháp chỉ làm tôi mệt đầu vì phải cố đoán người ta viết gì. Vì vậy từ lâu tôi đã bỏ qua loại chữ này khi nhìn thấy chúng ở bất cứ đâu. Hôm nay thấy có người có ý nghĩ giống mình tôi nghĩ nước ta không nên quá đề cao loại chữ này.

Vũ Ngọc Quỳnh Trâm - TT tc2 Xuân Đỉnh Từ Liêm Hà Nội - t31.tt.tc2@gmail.com

Tôi rất hoan nghênh quý báo đã đăng bài " Không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ quốc ngữ", xin cảm ơn và bày tỏ sự kính trọng đối với giáo sư Trần Trí Dõi. Tôi đã từng được học tiếng Hán và viết chữ Hán, nên phần nào cũng hiểu được chữ Hán rất khác chữ Việt. Thư pháp Hán đã có từ rất lâu đời trong lịch sử Trung Hoa.Điều này ai cũng biết. Tuy nhiên gần đây, ở Vệt Nam chúng ta xuất hiện hiện tượng một số người viết ra cái gọi là Thư pháp tiếng Việt và không ngừng cổ súy cho cách viết này.Tôi thấy đó chỉ là sự bắt chước. nhưng sự bắt chước này không làm cho chữ việt của chúng ta đẹp lên mà đúng như khẳng định của giáo sư Trần Trí Dõi là đang bôi bẩn chữ Việt. Điều này rất có hại cho các thế hệ tương lai của chúng ta. Tôi nghĩ cần có thêm nhiều tiếng nói để sớm ngăn chặn tình trạng tiếng Việt nói chung và chữ Việt nói riêng đang bị làm vẩn đục.

Hoàng Ngọc Kim - Ngọc Lâm - Long Biên - Hà Nội - kimngochv@yahoo.com

Tôi rất đồng tình với những ý kiễn của giáo sư Trần Trí Dõi. Thư pháp chữ Việt, theo tôi, chỉ là sự bắt chước thô thiển đến mù quáng của những người làm ra vẻ "ta đây"! Nó chỉ làm cho chữ viết của chúng ta mất đi cái vẻ duyên dáng, thể hiện tâm hồn của người viết, "nét chữ - nết người". Nó chỉ làm cho chữ viết của chúng ta trở thành một mớ loằng ngoằng chẳng khác gì con giun, con bọ. Với 40 năm làm việc giảng dạy ở trường Đại học, Học viện và gần 70 tuổi đời mà nhiều khi tôi không đọc nổi dòng chữ trên tờ bìa lịch. Không hiểu họ viết cho ai! Xin những người thích "sáng tạo" hãy trả lại vẻ đẹp đáng tự hào của nét chữ Việt.

Sơn Lâm - 25 A Phan Đình Phùng, Hà Nội - son_lam04@yahoo.com.vn

Tôi rất tâm đắc với những ý kiến của Giáo sư Trần Trí Dõi trong bài viết này. Hiện nay, trong khi những người làm văn hoá, các nhà giáo, các trí thức đang gắng sức làm mọi việc để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chữ Việt thì có nhiều người tự xưng là “nhà thư pháp” tiếng Việt để bôi bẩn chữ Quốc ngữ. Tôi đã đọc nhiều “ thư pháp “ viết trên một số tờ lịch mà không hiểu được đó là chữ gì. Nếu đó là sở thích riêng của một số người thì không sao vì đó là quyền tự do của họ nhưng tốn giấy mực để in ấn và tuyên truyền như một trào lưu trong xã hội thì không thể chấp nhận được. Còn nhớ, vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, các nhà cải cách chữ viết đã đưa vào trường học một bộ chữ “cải cách” bằng cách bỏ tất cả các nét lượn cong của các chữ cái như h, l, k …Hậu quả là thế hệ học sinh thời đó viết chữ xấu kinh khủng. Sau đó người ta đã buộc phải sửa sai, trả lại nét đẹp vốn có của chữ Quốc ngữ. Chẳng lẽ sự trả giá cho bài học đó còn chưa đủ lớn hay sao mà nay còn tuyên truyền phổ biến cái gọi là “ thư pháp tiếng Việt”. Các nhà quản lý văn hoá nên chăng hãy vào cuộc để ngăn chặn xu hướng bất bình thường này.

Nguyễn Như Phong - Báo An ninh thế giới - nhuphong121@yahoo.com

Tôi rất hoan nghênh VieTiems đã " khới" lên vấn đề mà bấy lâu nay được gọi là " Thư pháp tiếng Việt". Đúng là một số " nhà thư pháp tiếng Việt" đang làm bẩn chữ quốc ngữ. Chữ Hán là chữ tượng hình vì thế mới có "Thư trung hữu họa", còn chữ của ta là hệ chữ latin và là loại chữ " tượng thanh", vậy làm sao có thể mang " âm thanh" ra mà vẽ vời, rồi gán cho những ý tưởng nọ,. ý tưởng kia...Hỡi các nhà " thư pháp tiếng Việt", các vị đang " làm bẩn chữ quốc ngữ"... Xin các vị hãy dừng tay.

HBK - Hà Nội - tofu3891@gmail.com

Tôi đọc được những bài viết phản ứng với Thư pháp Việt lần này đã là lần thứ 3 nhưng có lẽ đây là bài viết làm cho tôi cảm thấy thuyết phục nhất. Dù sao thì tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình "Thật đáng thương cho chữ Việt". Tôi tự hỏi: không hiểu các nước có nền văn hóa lâu đời, có loại hình nghệ thuật thư pháp (như Trung Quốc chẳng hạn) sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy những con giun mà các nhà thư pháp Việt đã vẽ ra?

Lê kim Giang - 26 Hàng Bún Hà nội - lekimgiang@gmail.com

Tôi thật sự rất tâm dắc với diễn đàn này và thầm sót xa cho những ai đã quá dại khờ để đi xin hay thậm chí còn mua một chữ Quốc ngữ Việt nam viết theo kiểu thư pháp để treo trong nhà hay quá hơn lại còn để treo vào những chỗ trang trọng nhất như bàn thờ tổ tiên với mong muốn dạy cho con cái hay ai đó điều gì vì theo tôi: Thư pháp Việt vẽ ra là một loại chữ mà người sống không đọc được mà người chết cũng chẳng hiểu gì

Nguyễn Lâm - Hà Nội - Nguyenlam_icm@yahoo.com.vn

Tôi đồng tình với quan điểm của bạn Lê Tất Tôn: "Thực sự chả ai cấm được. Nhưng người làm văn hoá thì nên tránh, không khuyến khích, không cổ vũ làm chi. Bố mẹ các cháu nhỏ thì cho các cháu tránh xa,rèn các cháu viết chữ cho chỉnh,đẹp. Dạy các cháu rằng "Nét chữ là nết người". Không nên viết các chữ rối rít tít mù không ai hiểu được"

Phạm Thị Cẩm Lý - - ptcly@yahoo.fr

Thật như "bắt được vàng" khi tôi đọc đựoc bài viết này. Tôi đã giải toả được ý nghĩ rằng mình là một người "ngu ngốc, không hiểu cái đẹp". Quả tình, khi xem người ta viết thư pháp, tôi vẫn thường đặt câu hỏi:" cái đẹp thư pháp trong những đường nét kia là ở đâu sao ta không nhận ra?" và thế rồi, hôm nay, đọc được những dòng bộc bạch của mọi người ...Đúng, chúng ta khôngthể để người khác "dắt mũi" trong nhận đình về cái đẹp theo kiểu ấy được. Tuy nhiên, chúng ta hãy chờ xem, họ, những nhà thư pháp, hoặc những người theo trào lưu thư pháp tiếng việt ấy lên tiếng. Bây giờ thì hãy cứ vui lên, chúng ta đang chuyện trò với nhau bằng một thứ chữ viết "bình thường" và là thứ đáng quý nhất đấy.

Vinh - -

Bình thường mỗi lần nhìn thấy một bức "thư pháp" tiếng Việt nào đó, tôi lại hay nói đùa với bạn bè rằng: chắc là viết xấu quá không ai đọc nổi nên phải chuyển qua "thư pháp" để loè người ta thôi. Nếu như thư pháp chữ Hán đẹp đẽ, thâm thuý bao nhiêu thì cái thứ " thư pháp" tiếng Việt xấu xí và kệch cỡm bấy nhiêu. Đáng buồn là vẫn còn một số người vẫn cho rằng đó là một thứ văn hoá thời thượng và mù quáng tung hê, tán thưởng. Thật buồn cười.

Đăng Nhật - Nhơn Trạch,Đồng Nai. - nhatdangdo@yahoo.com.vn

Tôi không rành về thư pháp.Nhưng theo tôi chữ viết tiếng Việt thì phải rõ ràng và mọi người điều đọc được.Chứ viết mà đọc phải đóan thi khác nào chữ của trẻ con mói tập viết(hay những người viết chữ xấu goi là chữ bác sỹ)khi đọc phải nặng cả đầu mà không biết phải chữ đó không.Mình là người Việt thì nên luyện chữ Việt truyền thống cho đẹp là tốt nhất.

Hoàng Mai - - hoangmai.tran@gmail.com

Tôi có tham dự một số triển lãm hoặc hội chợ có các gian hàng thư pháp. Quả thực trước nhiều gian hàng này , chúng tôi thấy cứ như mình chưa biết chữ, đoán già đoán non, rồi hỏi cả người viết để biết nội dung nhưng biết rồi thì cũng chẳng thể nào luận ra được chữ. Cuối cùng, chúng tôi có một định nghĩa tiếu lâm " chữ viết không đọc được gọi là thư pháp"Vâng, xin đừng lạm dụng thư pháp và đừng đánh mất thư pháp.

cao trung khải - bà rịa vũng tàu - thanhvank@yahoo.com

Tôi đồng ý với ý kiến của GS và của các bạn trong trang phản hồi.Thư họa hay thư pháp chỉ thực hiện được đối với loại chữ tượng hình mà thôi như chữ hán đó. Thông qua nét bút viết nên một chữ , nó nói lên ý nghĩa của từ cũng như tìm thấy cái hồn của từ cũng như cái thần trong nét chữ đó. Còn chữ Việt thì không thể nào viết theo lối thư pháp được vì kí tự chữ la tinh kết lại để biểu thị âm mà thôi, nó không thể diễn đạt được cái ý, cái hồn trong đó .Do đó khi viết chữ Việt theo lối thư pháp như chữ hán thì vô tình làm bẩn chữ viết và những người có chút ít hiểu biết về ngôn ngữ họ sẽ chê cười. Không nên lạm dụng hai chữ nghệ thuật mà làm xấu đi nét chữ việt. Nếu các bạn không tin thì chỉ cần học qua chữ hán cổ một khoá thì các bạn tự nhiên thấy xấu hổ khi viết chữ Việt bằng lối "thư pháp".