Friday, February 20, 2009

Ba yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Vatican

Nhân chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại diện Tòa thánh Vatican tại Việt Nam từ ngày 16 đến 22-2-2009, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ về những tiến triển tốt đẹp trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican. Hà nội mới trân trọng giới thiệu nội dung cuộc trao đổi này.

- Thưa ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, chúng tôi được biết trong các ngày 16 và 17-2 vừa qua, Đoàn đại diện Tòa thánh Vatican đã sang thăm và họp phiên đầu tiên Tổ chuyên gia hỗn hợp tại Việt Nam. Xin ông vui lòng cho biết quan hệ giữa hai bên từ trước tới nay?

- Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, Đoàn đại diện Tòa thánh Vatican sang Việt Nam gồm 3 người do Đức ông P. Parolin, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh làm trưởng đoàn. Đây là chuyến thăm và làm việc chính thức lần thứ 16 của Đoàn đại diện Tòa thánh Vatican tại Việt Nam kể từ năm 1990. Tính đến tháng 6-2008, Đoàn đại diện Tòa thánh Vatican và Đoàn đại diện Chính phủ Việt Nam đã gặp nhau 17 lần và lần này là lần thứ 18, trong đó có 2 lần tại Rôma (vào năm 1992 và 2005). Việc gặp gỡ giữa hai bên diễn ra hầu như thường niên theo thỏa thuận giữa Việt NamVatican từ năm 1990.

Tại cuộc gặp lần thứ 16 (tháng 3-2007) và lần thứ 17 (tháng 6-2008), hai bên đã thống nhất thành lập Tổ chuyên gia hỗn hợp của mỗi bên do một thứ trưởng ngoại giao dẫn đầu để bàn chuyên về thúc đẩy quan hệ hai bên. Những vấn đề cụ thể về lĩnh vực này được trao đổi trên cơ sở thông lệ quốc tế và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên.

Cuộc gặp lần này là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi hai bên thỏa thuận thành lập Tổ chuyên gia hỗn hợp. Ngoài việc bàn về quan hệ giữa Việt Nam và Vatican, hai bên đã trao đổi thêm về những vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam và những vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm vì về phương diện tôn giáo thì Giáo hội Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo hoàn vũ, còn về phương diện xã hội thì Giáo hội Công giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo đang hoạt động tại Việt Nam trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam. Do đó, những vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng là một trong những nội dung được đề cập đến trong cuộc gặp lần này.

- Như ông vừa nói, từ năm 1990 đến nay, hai bên đã có 17 lần trao đổi đoàn và lần gặp này là lần thứ 18. Xin ông cho biết những tiến triển đạt được qua 17 lần gặp gỡ trước và theo ông những yếu tố nào là quan trọng nhất góp phần thúc đẩy quan hệ hai bên?

- Tôi nghĩ rằng, thông qua những lần gặp, hai bên càng hiểu nhau hơn và thấy rằng việc tôn trọng những thỏa thuận có tính nguyên tắc giữa hai bên là cần thiết cũng như tôn trọng những vấn đề hai bên cùng quan tâm trao đổi trong những lần gặp. Cũng có thể khẳng định rằng đối thoại là phương thức thích hợp nhất, góp phần tạo ra môi trường thân thiện để hiểu nhau hơn và để cùng nhau giải quyết những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm vì lợi ích chung và của mỗi bên. Vì vậy, về cơ bản qua các lần gặp hai bên đều thấy hài lòng.

Như chúng ta đã biết, ngày 25-1-2007, tại Tòa thánh Vatican đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Giáo hoàng Benedicto 16 và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Đây chính là minh chứng của chính sách đối ngoại và chính sách tôn giáo đúng đắn của Nhà nước Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước và cũng là kết quả của phương thức và quá trình đối thoại mà hai bên đã cùng nhau thực hiện từ năm 1990 đến nay. Thông qua việc duy trì đối thoại và với những kết quả đạt được thông qua con đường đối thoại đã tạo cơ hội cho hai bên có điều kiện xích lại gần nhau hơn, sự hiểu biết lẫn nhau ngày một tăng lên theo thời gian và kết quả đạt được cũng từng bước mang ý nghĩa tích cực hơn.

Tính đến chuyến thăm lần thứ 15 tại Việt Nam, Đoàn Vatican đã thăm toàn bộ 26 giáo phận Công giáo ở Việt Nam. Qua các chuyến thăm, Đoàn Vatican đã cảm nhận được và xúc động về sự đón tiếp chu đáo của Chính phủ Việt Nam, các cơ quan Trung ương liên quan cũng như chính quyền các cấp nơi Đoàn đến thăm và những tình cảm đồng đạo chân thành mà chức sắc, giáo dân đạo Công giáo ở các giáo phận dành cho Đoàn. Đồng thời, phía Vatican cũng thông qua đó hiểu hơn về Giáo hội Công giáo Việt Nam và về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam. Có thể nói rằng những cuộc gặp gỡ ấy là tiền đề thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hai bên.

Theo tôi, những yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy quan hệ hai bên, trước hết là sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có việc tôn trọng độc lập, chủ quyền, lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, pháp luật Việt Nam, vừa cùng chia sẻ và tôn trọng sự khác biệt, vừa cùng thể hiện tinh thần thiện chí để tìm ra những điểm đồng thuận mới.

Thứ hai, muốn có kết quả trong quan hệ thì phải bảo đảm sự hài hòa về lợi ích của mỗi bên.

Thứ ba, cả hai bên đều phải quyết tâm cùng nhau hướng tới sự phát triển một cách trong sáng và lành mạnh, trong đó việc duy trì và khẳng định đường hướng đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Công giáo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không để bị tác động bởi những ý nghĩ và hành vi tiêu cực từ bất cứ phía thứ ba nào.

- Ông nhận định thế nào về cuộc gặp lần này và về tiến triển trong mối quan hệ giữa hai bên?

Như đã trình bày ở trên, 17 lần trao đổi đoàn đã mang lại những kết quả tích cực và thiết thực. Tuy đây là lần đầu tiên Tổ chuyên gia hỗn hợp của mỗi bên gặp nhau nhưng với những gì đã thu được từ quá trình gặp gỡ hai bên trong những năm qua và với thiện chí của cả hai bên cũng như kết quả ban đầu của cuộc gặp lần này chắc chắn sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho những bước tiếp theo trong những lần gặp sau.

- Xin cảm ơn ông!

18/02/2009 07:49

http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/197638/
header_original_mod



Vietnam : négociations avec le Vatican, bilan positif du gouvernement

Entretien avec le directeur du Bureau gouvernemental des affaires religieuses


ROME, Jeudi 19 février 2009 (ZENIT.org) - « A la suite de toutes ces rencontres, les deux parties se comprennent mieux », déclare le directeur du Bureau gouvernemental des affaires religieuses du Vietnam, qui dresse un bilan positif des 17 rencontres du « groupe mixte Vietnam-Vatican ».

« Eglises d'Asie » (EDA), l'agence des Missions étrangères de Paris, propose cet entretien du journal vietnamien « Hà Nôi Moi » avec M. Nguyên Thê Doan.

« Eglises d'Asie » précise que la deuxième séance de négociations de ce qui est appelé officiellement le « groupe mixte de travail Vietnam-Vatican » s'est achevée dans l'après-midi du 17 février 2009. La délégation du Saint-Siège, conduite par Mgr Pietro Parolin, a rencontré celle des affaires étrangères vietnamiennes placée sous la direction de M. Nguyên Quôc Cuong, secrétaire d'Etat aux affaires étrangères du Vietnam.

Dans la soirée, l'Agence vietnamienne d'information, suivie par l'ensemble de la presse officielle vietnamienne, a fait état d'une conférence de presse qui s'est tenue à l'issue de cette réunion. Aucune information précise n'a été donnée, sinon qu'une partie des débats avait porté sur des questions concernant l'Eglise du Vietnam. Le chef de la délégation vietnamienne a rappelé la politique religieuse de son pays et demandé à l'Eglise catholique de collaborer à la « grande union nationale ». Mgr Parolin a pris acte des déclarations de la partie vietnamienne et il s'est déclaré convaincu que les questions en suspens seraient réglées par le dialogue.

Le journal de la capitale, le Hà Nôi Moi, a publié une interview du directeur du Bureau gouvernemental des affaires religieuses, Nguyên Thê Doan, sur l'évolution des relations entre le Saint-Siège et le Vietnam. Ces propos ne contiennent pas davantage de révélations sur le contenu des débats. Cependant, ils apportent un certain nombre d'indications significatives, commente EDA.

On peut remarquer que, dans ce texte, il n'est jamais question, ni directement ni indirectement, de l'établissement de relations diplomatiques entre les deux Etats, comme objectif des travaux du groupe de travail récemment fondé, fait observer l'agence des MEP. Dans cette interview comme dans la plupart des commentaires de la presse officielle des 17 et 18 février, il est simplement question d'une « impulsion » (thuc dây) donnée aux relations entre les deux « parties ». Le responsable des affaires religieuses dresse un bilan éminemment positif des 17 rencontres ayant déjà eu lieu entre les deux délégations et énumère les trois conditions nécessaires à la mise en œuvre de cette « impulsion ».

La rédaction d'Eglises d'Asie a traduit en français ce texte mis en ligne sur le site du journal Hà Nôi Moi, le 18 février à 7h49 (heure locale). Les notes explicatives sont du traducteur.

Hà Nôi Moi - M. le directeur du Bureau gouvernemental des affaires religieuses, nous avons appris que, le 16 et le 17 février, un groupe de représentants du Saint-Siège a participé aux travaux du groupe mixte d'experts Vietnam-Vatican qui tenait sa première réunion au Vietnam. Pourriez-vous nous parler de l'évolution des relations entre les deux Etats ?

Nguyên Thê Doan - Comme les mass media en ont informé l'opinion publique, le groupe de représentants du Saint-Siège venus au Vietnam est composé de trois membres. Il est conduit par Mgr P. Parolin, vice-secrétaire aux Affaires étrangères du Saint-Siège. Il s'agit là du 16ème voyage officiel de la délégation au Vietnam depuis 1990. Jusqu'en juin 2008, le groupe représentant le Saint-Siège et celui des représentants du gouvernement vietnamien s'est rencontré 17 fois, cette fois-ci étant la 18ème. En effet, en 1992 et en 2006, la rencontre entre les deux délégations a eu lieu à Rome. Ces rencontres ont lieu pratiquement chaque année, selon des accords passés entre les deux Etats en 1990.

Lors de la 16ème rencontre (en mars 2007) et de la 17ème (en juin 2008), les deux parties se sont mis d'accord pour fonder le groupe mixte d'experts composé des deux parties, chacune conduite par un responsable des affaires étrangères pour discuter des moyens à employer pour donner une nouvelle impulsion aux relations entre les deux Etats. Les questions concrètes concernant ce domaine feront l'objet d'échanges sur la base des usages internationaux et des conditions imposées par la situation de chaque partie.

La récente rencontre est la première depuis que les deux parties se sont accordées pour fonder le groupe mixte d'experts. En dehors des débats sur les relations entre le Vietnam et le Vatican, les deux parties ont aussi discuté de questions relatives à l'Eglise catholique du Vietnam et de certaines autres qui préoccupent les deux parties. Car si, d'un point de vue religieux, l'Eglise catholique vietnamienne est une partie de l'Eglise universelle, elle est aussi, d'un point de vue social, une organisation religieuse dont les activités ont lieu au Vietnam dans le cadre de la législation vietnamienne. Ainsi, des questions concernant l'Eglise catholique du Vietnam ont été l'un des sujets abordés dans les deux récentes réunions.

Hà Nôi Moi - Comme vous l'avez vous-même rappelé, de 1990 à aujourd'hui, il y a eu 17 échanges entre les délégations et nous en sommes à la 18ème rencontre. Pourriez-vous nous informer de l'évolution qui a eu lieu au cours de cette période ? Quel est, d'après vous, l'élément le plus important pour donner une impulsion nouvelle aux relations entre les deux parties ?

Nguyên Thê Doan - Je pense qu'à la suite de toutes ces rencontres, les deux parties se comprennent mieux. Je vois qu'il est nécessaire de respecter les accords de principe adoptés entre nous, tout comme il faut respecter les questions que les deux parties ont pris soin de débattre lors des rencontres. On peut aussi affirmer que le dialogue est le moyen le plus adapté pour contribuer à la création d'un climat d'intimité qui nous permettra de nous comprendre mieux et de résoudre ensemble, en vue du bien commun et dans l'intérêt de chacune des deux parties, les questions qui les préoccupent toutes les deux. C'est pourquoi, dans l'ensemble, à chacune de leur rencontre, les deux parties éprouvent une certaine satisfaction.

Comme vous le savez, le 25 janvier 2007, une rencontre entre le pape Benoît XVI et le chef du gouvernement de la République socialiste du Vietnam, Nguyên Tân Dung, a eu lieu au Saint-Siège. Cet événement a constitué un témoignage de la bonne qualité de la politique étrangère et de la politique religieuse de l'Etat vietnamien en cette période de rénovation (Dôi Moi) de notre pays. C'était aussi le fruit de la méthode et du processus de dialogue mis en place par les deux parties depuis 1990 jusqu'alors. Le maintien du dialogue et les résultats acquis grâce à lui ont donné aux deux parties l'occasion de resserrer leurs liens et leur compréhension mutuelle, qui n'ont cessé de grandir au fil du temps. Les résultats obtenus progressivement se sont révélés toujours plus positifs.

A l'issue de sa 15ème visite au Vietnam, la délégation vaticane avait rendu visite à la totalité des 26 diocèses catholiques du Vietnam. Ces visites ont permis à la délégation d'apprécier le soin avec lequel elle était accueillie par le gouvernement vietnamien, par les autorités centrales concernées comme par les autorités du lieu de la visite. Elle a aussi pris connaissance des sentiments sincères éprouvés pour elle par l'ensemble du clergé et des fidèles catholiques des divers diocèses. En même temps, ces visites ont permis au Vatican d'améliorer sa connaissance de l'Eglise du Vietnam, de son pays, de ses habitants, de son histoire, de sa culture et de ses coutumes. On peut dire, en fin de compte, que ces visites ont été les préliminaires à une impulsion nouvelle donnée aux relations des deux parties.

Selon moi, parmi les éléments les plus importants pouvant donner une nouvelle impulsion à ces relations, il faut placer en premier lieu le respect mutuel, qui implique le respect de l'indépendance, de la souveraineté, de l'histoire, de la culture et des traditions de la nation vietnamienne, de sa législation. Il nous entraîne à partager et à respecter les différences, à faire preuve ensemble de bonne volonté afin de trouver des conditions favorables pour de nouveaux accords.

En second lieu, si l'on veut des résultats dans ce domaine, il faut chercher à harmoniser les intérêts réciproques des deux parties.

Troisièmement, les deux parties doivent résolument s'orienter vers le développement (1) dans la clarté et l'honnêteté. En particulier, le maintien et l'affirmation de l'orientation de l'Eglise catholique vietnamienne, qui consiste à « cheminer avec son peuple » (2). Une orientation qui revêt une importance particulière. On ne devra pas être influencé par les pensées ou les activités négatives provenant d'une quelconque tierce partie.

Hà Nôi Moi - Quelles remarques vous inspire la réunion d'aujourd'hui et l'évolution des rapports entre les deux parties ?

Nguyên Thê Doan - Comme je viens de le dire, les 17 séries d'échanges nous ont apporté des résultats positifs et réels. Bien que ce soit pour la première fois, le groupe mixte de travail s'est réuni avec toute l'expérience acquise lors des rencontres précédentes, et avec la bonne volonté des deux parties. Les résultats de notre rencontre d'aujourd'hui constitueront certainement un fondement utile aux étapes qui suivront.

(1) Il s'agit sans doute du développement des relations entre les deux parties.

(2) Allusion à la première lettre pastorale (1979) de la Conférence épiscopale du Vietnam dans laquelle les évêques donnaient cette consigne aux catholiques.



Chỉ thị số 1940/CT-TTg : Một tín hiệu tích cực

MỘT TÍN HIỆU TÍCH CỰC

Ngày 31 tháng 12 năm 2008 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 1940/CT-TTg về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Nhận thấy đây là một tài liệu quan trọng, ảnh hưởng đến vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo trong thời gian gần đây, chúng tôi xin giới thiệu Chỉ thị này và đưa ra một số bình luận.

BÌNH LUẬN 1 : về nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng

Chỉ thị số 1940/CT-TTg viết :

“Đối với nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà, đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà, đất đã ban hành trước ngày 1 tháng 7 năm 1991[1] thì thực hiện theo Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong đó cần chú ý một số trường hợp cụ thể như sau :

a) Nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng, tín đồ. Trường hợp sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu hồi để bố trí sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; trường hợp cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà đất đó vào mục đích tôn giáo thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp; hoặc tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở mới theo qui định của pháp luật;”[2]

Chúng tôi cho rằng khi Thủ tướng Chính phủ chỉ thị “Nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng, tín đồ Thủ tướng đã hiểu rõ tại sao trong một số trường hợp tranh chấp đất đai với Nhà nước, giới Công Giáo lại tỏ thái độ quyết liệt. Lý do là vì cơ sở của tổ chức tôn giáo trước đây được dùng cho những hoạt động tôn giáo, dạy học, cơ sở từ thiện hay những việc ích lợi chung khác thì nay các đơn vị được giao sử dụng lại biến thành các cơ sở kinh doanh, kể cả kinh doanh những ngành nghề không xứng đáng với một cơ sở tôn giáo trước đây hoặc đem bán chác.

Để thực hiện đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như trên, chúng tôi cho rằng :

- Đối với những tài sản có chức năng riêng thí dụ như trường học, bệnh viện, cơ sở xã hội . . . thì các cơ quan đang quản lý cơ sở đó phải thực hiện đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là chỉ sử dụng đúng chức năng của cơ sở khi tiếp quản từ Giáo hội. Như vậy có nghĩa là nếu khi tiếp quản là trường học, bệnh viện thì nay chỉ có thể sử dụng làm trường học, bệnh viện mà thôi, không được dùng vào việc khác. Trường hợp Nhà nước không thể sử dụng đúng chức năng hoặc không cần sử dụng cơ sở cho chức năng đó nữa thì nên trả lại cho Giáo hội.

- Còn đối với những cơ sở như dòng tu, nhà thờ, cơ sở thờ tự khác mà Nhà nước đang quản lý thì việc các cơ quan Nhà nước sử dụng đúng chức năng của cơ sở đó là không thể thực hiện được. Trong khi đó, như Chỉ thị số 1940/CT-TTg đã nhận định : “Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của quần chúng tín đồ ngày càng tăng, trong đó có nhu cầu sử dụng nhà, đất”, nên việc trả lại ngay các cơ sở thờ tự mà Nhà nước hiện đang quản lý lại cho Giáo hội là việc làm đúng đắn, hợp lý.

BÌNH LUẬN 2 : Về đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng

1/ Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chỉ thị số 1940/CT-TTg viết :

“Đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện và đất do cơ sở tôn giáo sử dụng qui định tại khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai [3](kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 1 tháng 7 năm 2004[4]) nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng theo chế độ sử dụng đất tương ứng với mục đích sử dụng của loại đất đó như đối với hộ gia đình, cá nhân, được chuyển mục đích sử dụng đất theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.[5]

Diễn tiến pháp luật về đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng như sau :

- Luật Cải cách ruộng đất ngày 19/12/1953, điều 10 qui định : “Ruộng đất của tôn giáo (Nhà Chung, nhà chùa, thánh thất, tu viện, v.v.) thì trưng thu và trưng mua. Trường hợp có mua chính đáng thì trưng mua”.

- Sắc lệnh ban hành chính sách tôn giáo số 223-SL ngày 14/6/1955 điều 10 qui định : “Trong cải cách ruộng đất, khi Chính phủ trưng thu hoặc trưng mua ruộng đất của các tôn giáo để chia cho nông dân, thì sẽ để lại cho nhà thờ, nhà chùa, thánh thất một số ruộng đất đủ cho việc thờ cúng và cho những nhà tu hành có điều kiện sinh sống để làm việc tôn giáo”.

- Luật đất đai ngày 29/12/1987, Điều 32 qui định : “Chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng đất hoặc chưa được giao đất sử dụng nếu có yêu cầu chính đáng và có khả năng sử dụng có hiệu quả thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chánh tương đương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và khả năng đất đai của địa phương để quyết định được giao cho chùa, nhà thờ, thánh thất đó”

- Luật đất đai ngày 14/7/1993, Điều 51 qui định : “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quỹ đất đai của địa phương quyết định diện tích đất giao cho nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo trên cơ sở đất đai mà nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng”.

- Hai lần sửa đổi Luật đất đai vào các năm 1998 và 2001, nội dung Điều 51 nói trên vẫn được giữ nguyên.

- Luật đất đai ngày 26/11/2003, Điều 99 qui định : “1/ Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động”.

- PL TNTG 2004 ngày 18/6/2004, Điều 27 qui định :

1/ Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động được sử dụng ổn định lâu dài.

- Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật đất đai qui định :

Điều 55. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng

1. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các nội dung sau:

Nhận xét : Căn cứ vào các văn bản pháp luật đã ban hành, giới tôn giáo lo ngại là đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng ngày càng bị thu hẹp lại. Pháp luật về đất đai của tôn giáo đã có nhiều thay đổi, từ trưng thu, trưng mua toàn bộ trong Luật Cải cách ruộng đất ngày 19/12/1953 đến để lại cho cơ sở tôn giáo một phần trong Sắc lệnh ban hành chính sách tôn giáo ngày 14/6/1955. Luật đất đai ngày 29/12/1987, Luật đất đai ngày 14/7/1993 vẫn còn chủ trương cấp đất cho tôn giáo sử dụng (đất đai nói chung, không chỉ là đất thuộc chùa, nhà thờ . . .). Đến Luật đất đai ngày 26/11/2003 đất được giao cho cơ sở tôn giáo được giới hạn chỉ còn là “đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo” chứ không phải là các loại đất khác như đất sản xuất nông nghiệp. PL TNTG 2004 ngày 18/6/2004 qui định rõ hơn : đất mà các cơ sở tôn giáo được sử dụng ổn định lâu dài là Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo”. PL TNTG 2004 không nói đến các loại đất khác như đất để sản xuất nông nghiệp chẳng hạn. Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật đất đai cũng khẳng định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng là “ đất chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động”.

Tuy nhiên với Chỉ thị số 1940/CT-TTg thì vấn đề đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng đã được rộng mở. Điểm đáng chú ý là Chỉ thị đã nói đến các loại đất khác như đất sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện và nói rằng các loại đất này đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng theo chế độ sử dụng đất tương ứng với mục đích sử dụng của loại đất đó như đối với hộ gia đình, cá nhân, được chuyển mục đích sử dụng đất theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp.

2/ Về việc giao đất và thu hoặc không thu tiền sử dụng đất

Chỉ thị số 1940/CT-TTg viết :

“đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện của cơ sở tôn giáo mà không phải là đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật về đất đai.”[6]

Luật Đất đai chỉ có qui định tổ chức tôn giáo được giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 33). Tuy nhiên không phải nộp tiền sử dụng đất cũng có nghĩa là cơ sở tôn giáo sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Điều 109 và Điều 117 Luật Đất đai). Điều này gây khó khăn cho các tổ chức tôn giáo khi muốn sử dụng đất đai vào những mục đích khác tuy rằng rất chính đáng nhưng khác với mục đích khi được giao đất. Vì vậy các tổ chức tôn giáo mong muốn được lựa chọn việc giao đất theo hai hình thức, một là không thu tiền sử dụng đất, hai là có thu tiền sử dụng đất.

Nay theo Chỉ thị số 1940/CT-TTg thì tổ chức tôn giáo có thể có loại đất sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện của cơ sở tôn giáo mà không phải là đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. Với loại đất này thì tổ chức tôn giáo được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật về đất đai. Đây là điều mà các tổ chức tôn giáo rất đồng tình.

Trong bối cảnh đang có sự căng thẳng giữa Nhà nước và Giáo hội Công Giáo về một số trường hợp tranh chấp đất đai hiện nay, Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo của Thủ tướng Chính phủ có thể được coi là một tín hiệu tích cực về phía Nhà nước trong việc giải quyết những tranh chấp về những tài sản của Giáo hội Công giáo mà Nhà nước đang quản lý. Mong rằng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ sẽ được thực hiện nghiêm túc, để mối quan hệ giữa Công Giáo và Nhà nước sẽ tốt đẹp trở lại, có lợi cho công cuộc phát triển đất nước.

Tháng 1/2009

LS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG



[1] Ngày 1/7/1991 là ngày có hiệu lực của Pháp lệnh nhà ở, do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 6/4/1991

[2] Điểm 3.a của Chỉ thị số 1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo

[3] Điều 99. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng

1. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

[4] Ngày Luật Đất đai năm 2003 (hiện hành) có hiệu lực.

[5] Điểm 3.b của Chỉ thị số 1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo

[6] Điểm 3.b của Chỉ thị số 1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo

Chỉ thị 1940/CT-TTg

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số 1940/CT-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008

Chỉ thị về nhà, đất liên quan đến tôn giáo

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, thời gian qua các Bộ, ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác tôn giáo và đạt được những kết quả nhất định. Hoạt động tôn giáo cơ bản tuân thủ pháp luật, đa số tín đồ tôn giáo an tâm, phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng đất nước. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của quần chúng tín đồ ngày càng tăng, trong đó có nhu cầu sử dụng nhà, đất. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, việc quản lý sử dụng nhà, đất nói chung và nhà, đất liên quan đến tôn giáo nói riêng ở nước ta đang đặt ra một số vấn đề cần được điều chỉnh cho phù hợp.
Để việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo được thực hiện thống nhất, đúng pháp luật và phù hợp tình hình thực tế, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo; rà soát quy hoạch tổng thể về quản lý, sử dụng đất và chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích tôn giáo với lợi ích dân tộc.
Việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo phải thực hiện đúng chính sách, pháp luật và theo những nguyên tắc, nội dung sau đây:
1. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng và Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo.
2. Cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ cho hoạt động tôn giáo thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương, quyết định giao cho cơ sở tôn giáo diện tích nhà, đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
3. Đối với nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà, đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà, đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì thực hiện theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong đó cần chú ý một số trường hợp cụ thể như sau :
  • a) Nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng tín đồ. Trường hợp sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu hồi để bố trí sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; trường hợp cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà, đất đó vào mục đích tôn giáo thì tùy từng trường hợp cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp; hoặc tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở mới theo quy định của pháp luật;
  • b) Đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện và đất do cơ sở tôn giáo sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004) nay được Ủy ban nhân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng theo chế độ sử dụng đất tương ứng với mục đích sử dụng của loại đất đó như đối với hộ gia đình, cá nhân, được chuyển mục đích sử dụng đất theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện của cơ sở tôn giáo mà không phải là đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp cơ sở tôn giáo đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nhưng có tranh chấp thì phải giải quyết dứt điểm tranh chấp theo quy định của pháp luật trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • c) Sau khi có quyết định giải quyết từng trường hợp đất đai liên quan đến tôn giáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo để cơ sở tôn giáo và quần chúng tín đồ biết, thực hiện. Những hành vi lợi dụng việc giải quyết nhà, đất liên quan đến tôn giáo gây rối trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong cộng đồng dân cư, vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo; căn cứ chính sách tôn giáo, chính sách đất đai, quỹ đất của từng địa phương và nhu cầu thực tế của cơ sở tôn giáo để xem xét, giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục thực hiện và đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
5. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, về nhà, đất và các quy định khác có liên quan.
6. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện Chỉ thị, những vấn đề còn vướng mắc hoặc phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
7. Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này.

Nơi nhận :
-Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP : BTCN, các PCN. Cổng TTĐT; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu : Văn thư, NC (5b), ...