Tuesday, February 24, 2009

Cũng là đường và “lô cốt”

Nguyễn Thanh Long

Tuần trước, Mục STHT này có bàn về chuyện đường và lô cốt ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy là hai thứ không thể “sống chung” với nhau, nhưng đôi khi, vì những lợi ích lâu dài lớn hơn – ở đây là cải tạo hệ thống thóat nước và bảo vệ môi trường chẳng hạn – nên tuy khó chịu và bực bội, nhưng ta phải chịu đựng trong một thời gian những lô cốt bất đắc dĩ này. Với niềm tin trên con đường đi tới của đất nước, nhiều thứ lô cốt chặn đường phát triển đang dần dần được gỡ bỏ.

Vì khuôn khổ đề tài, vì giới hạn trang báo, tôi chưa kịp đưa ra một số dẫn chứng nhiều thứ lô cốt đang dần dần biến mất để con đường phát triển của dân tộc này ngày càng thênh thang hơn. Ví dụ như những thứ “lô cốt” đã được đưa vào “nhà bảo tàng Đêm trước đổi mới” mà bây giờ nhắc đến là mắc… cười nhưng cũng một thời được áp dụng cứng nhắc như những biện pháp “phát triển” mang tầm quốc gia như “ngăn sông, cấm chợ”, chủ nghĩa lý lịch, giấy phép đi đường…, và biết bao thứ “lô cốt” vật chất hay tinh thần khác ngăn cản quyền tự do, dân chủ của người dân.

Nói thế, không có nghĩa là đã hết các thứ “lô cốt”, nhưng “lô cốt” đang ngày càng được coi là một thứ bất bình thường trong đời sống xã hội cần phải hạn chế, xóa bỏ. Chẳng hạn như mới đây, để con đường dân chủ hóa được mở rộng hơn, một bộ “Luật tiếp cận thông tin” sẽ được khởi thảo để trình Quốc hội nhằm xóa bỏ những thứ “lô cốt”, những rào cản bưng bít thông tin, hay ngăn cấm không cho người dân có điều kiện để tiếp cận thông tin. Như thế đây là lần đầu tiên, quyền tiếp cận thông tin, tuy được quy định trong cả hai bản Hiến pháp 1946 và 1992 của Việt Nam, nhưng đến nay mới sắp được thể chế hóa bằng một đạo luật chính thức.

Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội khẳng định: “Mở rộng quyền tiếp cận thông tin cũng là tiêu chí để đánh giá sự dân chủ. Nếu người dân bị bưng bít thông tin thì tầm nhìn bị hạn chế… Do vậy, quyền tiếp cận thông tin phải được thực hiện một cách công bằng, trên cơ sở đó cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cho người dân kịp thời và đầy đủ” (Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 7-2009, 22-2-2009, trang 4). Dĩ nhiên, như tác giả Khổng Thành Ngọc trên mục Dừng chân của báo CGvDT số 1694, ngày 13-2-2009, trang 9, có viết : “Tất nhiên, không phải hễ có luật, ắt mọi việc sẽ hanh thông, tốt đẹp… Bởi lẽ chúng ta đã sống thiếu luật khá lâu. Nếp giữ luật chưa trở thành hồn cốt, tinh anh, văn hóa của xã hội và con người. Đã khá lâu rồi, cả một cơ chế được vận hành theo lối cảm tính, duy ý chí, tùy tiện…”, nên cũng còn đó nỗi lo các thứ “lô cốt”, dù đã có luật, vẫn có thể được dựng lên tùy tiện từ nhiều phía trên con đường quyền tiếp cận thông tin của người dân.

Một ví dụ còn nóng hổi : vài tuần nay, không hiểu vì lý do gì, báo Công Giáo và Dân Tộc không còn được phép bán - như mấy chục năm nay vẫn được bán - trong khuôn viên nhà thờ của một giáo xứ ở một quận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, kể cả không cho bán trong hiệu sách lớn của giáo xứ vốn lâu nay vẫn đều đặn hàng tuần nhận bán khoảng 150 tờ báo CGvDT . Và thực tế đó có liên quan gì đến một bài viết đăng ngày 21-2-2009 trên một website có mối liên quan với giáo xứ nói trên có nội dung chỉ trích Uy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh vì Ủy ban đã dự định tổ chức cho giới công giáo tìm hiểu về Chỉ thị 1940/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về nhà đất liên quan đến tôn giáo. Không biết việc tổ chức nghiên cứu luật pháp của quốc gia để nắm vững, để chấp hành và kể cả để góp ý chỉnh sửa nếu cần, nhất là khi những luật lệ đó có liên quan đến giới công giáo, thì có gì mà phải chỉ trích nhỉ ? Hay chỉ có thứ luật như kiểu cấm bán báo CGvDT mới đáng gọi là luật và mới cần tuân thủ và áp dụng triệt để (đến độ một cộng tác viên phát hành thử chở một ít báo CGvDT trong giỏ xe đạp đến bán trước cổng nhà thờ cũng bị mời đi chỗ khác chơi !) ? Có lẽ vậy, vì cuối bài viết đó, tác giả đã không quên “kêu gọi giáo dân chúng ta hãy tẩy chay tờ báo “CGvDT”…”.

Thực ra, đây không phải là lần đầu CGvDT gặp những chuyện như thế. Và làm sao một tờ báo, bất cứ tờ báo nào, với những chọn lựa và lập trường riêng của mình, có thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Đã không ít lần có những người muốn Giáo hội “cấm cửa” tờ báo CGvDT, và cách đây mấy tháng, còn có cả những người đề nghị với Nhà nước “đóng cửa” CGvDT. Nhưng CGvDT vẫn sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, những hiểu lầm nhất thời đó, để thực hiện công việc mà tờ báo đã chọn lựa và tin là có ích cho Giáo hội và cho Đất nước. Vì CGvDT chủ trương tìm cách khai thông một con đường, chứ không phải tìm cách dựng lên những “lô cốt” chặn đứng hay bịt lối con đường hòa giải, con đường đối thoại và nối kết các thành phần dân tộc, các tôn giáo.

Nói trở lại chuyện đường và “lô cốt” trong số này cũng không thể không nhắc đến một con đường mới được mở ra trong tuần qua : Cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican để trao đổi quan điểm về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên (các ngày 16, 17-2-2009 tại Hà Nội). Và cho dù có không ít dư luận, bình luận, suy diễn trước và sau cuộc gặp gỡ từ nhiều phía muốn gán ghép, muốn dựng lên dăm ba cái “lô cốt” đất đai, nhà cửa, hay bàn ghế… trên con đường này, nhưng nếu căn cứ trên những gì chính thức được hai bên công bố (Bản Thông cáo báo chí chung được Việt Nam công bố ngày 18-2-2009 tại Hà Nội và Vatican công bố ngày 20-2-2009 tại Rôma), xem ra cả hai phía đều muốn để cho con đường mới mở ra cứ là con đường để đi tới, “là một bước tiến mới quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh và nhất trí tiếp tục nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy quan hệ song phương” ( trích Thông cáo chung), cho dù còn có thể có nhiều nơi rộng hẹp, chứ không muốn dựng lên những chướng ngại, hay lôi ra những “lô cốt” – thẳng thắn mà nói, không thiếu cho cả hai bên - để làm bế tắc một con đường.

Friday, February 20, 2009

Ba yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Vatican

Nhân chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại diện Tòa thánh Vatican tại Việt Nam từ ngày 16 đến 22-2-2009, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ về những tiến triển tốt đẹp trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican. Hà nội mới trân trọng giới thiệu nội dung cuộc trao đổi này.

- Thưa ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, chúng tôi được biết trong các ngày 16 và 17-2 vừa qua, Đoàn đại diện Tòa thánh Vatican đã sang thăm và họp phiên đầu tiên Tổ chuyên gia hỗn hợp tại Việt Nam. Xin ông vui lòng cho biết quan hệ giữa hai bên từ trước tới nay?

- Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, Đoàn đại diện Tòa thánh Vatican sang Việt Nam gồm 3 người do Đức ông P. Parolin, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh làm trưởng đoàn. Đây là chuyến thăm và làm việc chính thức lần thứ 16 của Đoàn đại diện Tòa thánh Vatican tại Việt Nam kể từ năm 1990. Tính đến tháng 6-2008, Đoàn đại diện Tòa thánh Vatican và Đoàn đại diện Chính phủ Việt Nam đã gặp nhau 17 lần và lần này là lần thứ 18, trong đó có 2 lần tại Rôma (vào năm 1992 và 2005). Việc gặp gỡ giữa hai bên diễn ra hầu như thường niên theo thỏa thuận giữa Việt NamVatican từ năm 1990.

Tại cuộc gặp lần thứ 16 (tháng 3-2007) và lần thứ 17 (tháng 6-2008), hai bên đã thống nhất thành lập Tổ chuyên gia hỗn hợp của mỗi bên do một thứ trưởng ngoại giao dẫn đầu để bàn chuyên về thúc đẩy quan hệ hai bên. Những vấn đề cụ thể về lĩnh vực này được trao đổi trên cơ sở thông lệ quốc tế và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên.

Cuộc gặp lần này là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi hai bên thỏa thuận thành lập Tổ chuyên gia hỗn hợp. Ngoài việc bàn về quan hệ giữa Việt Nam và Vatican, hai bên đã trao đổi thêm về những vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam và những vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm vì về phương diện tôn giáo thì Giáo hội Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo hoàn vũ, còn về phương diện xã hội thì Giáo hội Công giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo đang hoạt động tại Việt Nam trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam. Do đó, những vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng là một trong những nội dung được đề cập đến trong cuộc gặp lần này.

- Như ông vừa nói, từ năm 1990 đến nay, hai bên đã có 17 lần trao đổi đoàn và lần gặp này là lần thứ 18. Xin ông cho biết những tiến triển đạt được qua 17 lần gặp gỡ trước và theo ông những yếu tố nào là quan trọng nhất góp phần thúc đẩy quan hệ hai bên?

- Tôi nghĩ rằng, thông qua những lần gặp, hai bên càng hiểu nhau hơn và thấy rằng việc tôn trọng những thỏa thuận có tính nguyên tắc giữa hai bên là cần thiết cũng như tôn trọng những vấn đề hai bên cùng quan tâm trao đổi trong những lần gặp. Cũng có thể khẳng định rằng đối thoại là phương thức thích hợp nhất, góp phần tạo ra môi trường thân thiện để hiểu nhau hơn và để cùng nhau giải quyết những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm vì lợi ích chung và của mỗi bên. Vì vậy, về cơ bản qua các lần gặp hai bên đều thấy hài lòng.

Như chúng ta đã biết, ngày 25-1-2007, tại Tòa thánh Vatican đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Giáo hoàng Benedicto 16 và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Đây chính là minh chứng của chính sách đối ngoại và chính sách tôn giáo đúng đắn của Nhà nước Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước và cũng là kết quả của phương thức và quá trình đối thoại mà hai bên đã cùng nhau thực hiện từ năm 1990 đến nay. Thông qua việc duy trì đối thoại và với những kết quả đạt được thông qua con đường đối thoại đã tạo cơ hội cho hai bên có điều kiện xích lại gần nhau hơn, sự hiểu biết lẫn nhau ngày một tăng lên theo thời gian và kết quả đạt được cũng từng bước mang ý nghĩa tích cực hơn.

Tính đến chuyến thăm lần thứ 15 tại Việt Nam, Đoàn Vatican đã thăm toàn bộ 26 giáo phận Công giáo ở Việt Nam. Qua các chuyến thăm, Đoàn Vatican đã cảm nhận được và xúc động về sự đón tiếp chu đáo của Chính phủ Việt Nam, các cơ quan Trung ương liên quan cũng như chính quyền các cấp nơi Đoàn đến thăm và những tình cảm đồng đạo chân thành mà chức sắc, giáo dân đạo Công giáo ở các giáo phận dành cho Đoàn. Đồng thời, phía Vatican cũng thông qua đó hiểu hơn về Giáo hội Công giáo Việt Nam và về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam. Có thể nói rằng những cuộc gặp gỡ ấy là tiền đề thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hai bên.

Theo tôi, những yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy quan hệ hai bên, trước hết là sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có việc tôn trọng độc lập, chủ quyền, lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, pháp luật Việt Nam, vừa cùng chia sẻ và tôn trọng sự khác biệt, vừa cùng thể hiện tinh thần thiện chí để tìm ra những điểm đồng thuận mới.

Thứ hai, muốn có kết quả trong quan hệ thì phải bảo đảm sự hài hòa về lợi ích của mỗi bên.

Thứ ba, cả hai bên đều phải quyết tâm cùng nhau hướng tới sự phát triển một cách trong sáng và lành mạnh, trong đó việc duy trì và khẳng định đường hướng đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Công giáo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không để bị tác động bởi những ý nghĩ và hành vi tiêu cực từ bất cứ phía thứ ba nào.

- Ông nhận định thế nào về cuộc gặp lần này và về tiến triển trong mối quan hệ giữa hai bên?

Như đã trình bày ở trên, 17 lần trao đổi đoàn đã mang lại những kết quả tích cực và thiết thực. Tuy đây là lần đầu tiên Tổ chuyên gia hỗn hợp của mỗi bên gặp nhau nhưng với những gì đã thu được từ quá trình gặp gỡ hai bên trong những năm qua và với thiện chí của cả hai bên cũng như kết quả ban đầu của cuộc gặp lần này chắc chắn sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho những bước tiếp theo trong những lần gặp sau.

- Xin cảm ơn ông!

18/02/2009 07:49

http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/197638/
header_original_mod



Vietnam : négociations avec le Vatican, bilan positif du gouvernement

Entretien avec le directeur du Bureau gouvernemental des affaires religieuses


ROME, Jeudi 19 février 2009 (ZENIT.org) - « A la suite de toutes ces rencontres, les deux parties se comprennent mieux », déclare le directeur du Bureau gouvernemental des affaires religieuses du Vietnam, qui dresse un bilan positif des 17 rencontres du « groupe mixte Vietnam-Vatican ».

« Eglises d'Asie » (EDA), l'agence des Missions étrangères de Paris, propose cet entretien du journal vietnamien « Hà Nôi Moi » avec M. Nguyên Thê Doan.

« Eglises d'Asie » précise que la deuxième séance de négociations de ce qui est appelé officiellement le « groupe mixte de travail Vietnam-Vatican » s'est achevée dans l'après-midi du 17 février 2009. La délégation du Saint-Siège, conduite par Mgr Pietro Parolin, a rencontré celle des affaires étrangères vietnamiennes placée sous la direction de M. Nguyên Quôc Cuong, secrétaire d'Etat aux affaires étrangères du Vietnam.

Dans la soirée, l'Agence vietnamienne d'information, suivie par l'ensemble de la presse officielle vietnamienne, a fait état d'une conférence de presse qui s'est tenue à l'issue de cette réunion. Aucune information précise n'a été donnée, sinon qu'une partie des débats avait porté sur des questions concernant l'Eglise du Vietnam. Le chef de la délégation vietnamienne a rappelé la politique religieuse de son pays et demandé à l'Eglise catholique de collaborer à la « grande union nationale ». Mgr Parolin a pris acte des déclarations de la partie vietnamienne et il s'est déclaré convaincu que les questions en suspens seraient réglées par le dialogue.

Le journal de la capitale, le Hà Nôi Moi, a publié une interview du directeur du Bureau gouvernemental des affaires religieuses, Nguyên Thê Doan, sur l'évolution des relations entre le Saint-Siège et le Vietnam. Ces propos ne contiennent pas davantage de révélations sur le contenu des débats. Cependant, ils apportent un certain nombre d'indications significatives, commente EDA.

On peut remarquer que, dans ce texte, il n'est jamais question, ni directement ni indirectement, de l'établissement de relations diplomatiques entre les deux Etats, comme objectif des travaux du groupe de travail récemment fondé, fait observer l'agence des MEP. Dans cette interview comme dans la plupart des commentaires de la presse officielle des 17 et 18 février, il est simplement question d'une « impulsion » (thuc dây) donnée aux relations entre les deux « parties ». Le responsable des affaires religieuses dresse un bilan éminemment positif des 17 rencontres ayant déjà eu lieu entre les deux délégations et énumère les trois conditions nécessaires à la mise en œuvre de cette « impulsion ».

La rédaction d'Eglises d'Asie a traduit en français ce texte mis en ligne sur le site du journal Hà Nôi Moi, le 18 février à 7h49 (heure locale). Les notes explicatives sont du traducteur.

Hà Nôi Moi - M. le directeur du Bureau gouvernemental des affaires religieuses, nous avons appris que, le 16 et le 17 février, un groupe de représentants du Saint-Siège a participé aux travaux du groupe mixte d'experts Vietnam-Vatican qui tenait sa première réunion au Vietnam. Pourriez-vous nous parler de l'évolution des relations entre les deux Etats ?

Nguyên Thê Doan - Comme les mass media en ont informé l'opinion publique, le groupe de représentants du Saint-Siège venus au Vietnam est composé de trois membres. Il est conduit par Mgr P. Parolin, vice-secrétaire aux Affaires étrangères du Saint-Siège. Il s'agit là du 16ème voyage officiel de la délégation au Vietnam depuis 1990. Jusqu'en juin 2008, le groupe représentant le Saint-Siège et celui des représentants du gouvernement vietnamien s'est rencontré 17 fois, cette fois-ci étant la 18ème. En effet, en 1992 et en 2006, la rencontre entre les deux délégations a eu lieu à Rome. Ces rencontres ont lieu pratiquement chaque année, selon des accords passés entre les deux Etats en 1990.

Lors de la 16ème rencontre (en mars 2007) et de la 17ème (en juin 2008), les deux parties se sont mis d'accord pour fonder le groupe mixte d'experts composé des deux parties, chacune conduite par un responsable des affaires étrangères pour discuter des moyens à employer pour donner une nouvelle impulsion aux relations entre les deux Etats. Les questions concrètes concernant ce domaine feront l'objet d'échanges sur la base des usages internationaux et des conditions imposées par la situation de chaque partie.

La récente rencontre est la première depuis que les deux parties se sont accordées pour fonder le groupe mixte d'experts. En dehors des débats sur les relations entre le Vietnam et le Vatican, les deux parties ont aussi discuté de questions relatives à l'Eglise catholique du Vietnam et de certaines autres qui préoccupent les deux parties. Car si, d'un point de vue religieux, l'Eglise catholique vietnamienne est une partie de l'Eglise universelle, elle est aussi, d'un point de vue social, une organisation religieuse dont les activités ont lieu au Vietnam dans le cadre de la législation vietnamienne. Ainsi, des questions concernant l'Eglise catholique du Vietnam ont été l'un des sujets abordés dans les deux récentes réunions.

Hà Nôi Moi - Comme vous l'avez vous-même rappelé, de 1990 à aujourd'hui, il y a eu 17 échanges entre les délégations et nous en sommes à la 18ème rencontre. Pourriez-vous nous informer de l'évolution qui a eu lieu au cours de cette période ? Quel est, d'après vous, l'élément le plus important pour donner une impulsion nouvelle aux relations entre les deux parties ?

Nguyên Thê Doan - Je pense qu'à la suite de toutes ces rencontres, les deux parties se comprennent mieux. Je vois qu'il est nécessaire de respecter les accords de principe adoptés entre nous, tout comme il faut respecter les questions que les deux parties ont pris soin de débattre lors des rencontres. On peut aussi affirmer que le dialogue est le moyen le plus adapté pour contribuer à la création d'un climat d'intimité qui nous permettra de nous comprendre mieux et de résoudre ensemble, en vue du bien commun et dans l'intérêt de chacune des deux parties, les questions qui les préoccupent toutes les deux. C'est pourquoi, dans l'ensemble, à chacune de leur rencontre, les deux parties éprouvent une certaine satisfaction.

Comme vous le savez, le 25 janvier 2007, une rencontre entre le pape Benoît XVI et le chef du gouvernement de la République socialiste du Vietnam, Nguyên Tân Dung, a eu lieu au Saint-Siège. Cet événement a constitué un témoignage de la bonne qualité de la politique étrangère et de la politique religieuse de l'Etat vietnamien en cette période de rénovation (Dôi Moi) de notre pays. C'était aussi le fruit de la méthode et du processus de dialogue mis en place par les deux parties depuis 1990 jusqu'alors. Le maintien du dialogue et les résultats acquis grâce à lui ont donné aux deux parties l'occasion de resserrer leurs liens et leur compréhension mutuelle, qui n'ont cessé de grandir au fil du temps. Les résultats obtenus progressivement se sont révélés toujours plus positifs.

A l'issue de sa 15ème visite au Vietnam, la délégation vaticane avait rendu visite à la totalité des 26 diocèses catholiques du Vietnam. Ces visites ont permis à la délégation d'apprécier le soin avec lequel elle était accueillie par le gouvernement vietnamien, par les autorités centrales concernées comme par les autorités du lieu de la visite. Elle a aussi pris connaissance des sentiments sincères éprouvés pour elle par l'ensemble du clergé et des fidèles catholiques des divers diocèses. En même temps, ces visites ont permis au Vatican d'améliorer sa connaissance de l'Eglise du Vietnam, de son pays, de ses habitants, de son histoire, de sa culture et de ses coutumes. On peut dire, en fin de compte, que ces visites ont été les préliminaires à une impulsion nouvelle donnée aux relations des deux parties.

Selon moi, parmi les éléments les plus importants pouvant donner une nouvelle impulsion à ces relations, il faut placer en premier lieu le respect mutuel, qui implique le respect de l'indépendance, de la souveraineté, de l'histoire, de la culture et des traditions de la nation vietnamienne, de sa législation. Il nous entraîne à partager et à respecter les différences, à faire preuve ensemble de bonne volonté afin de trouver des conditions favorables pour de nouveaux accords.

En second lieu, si l'on veut des résultats dans ce domaine, il faut chercher à harmoniser les intérêts réciproques des deux parties.

Troisièmement, les deux parties doivent résolument s'orienter vers le développement (1) dans la clarté et l'honnêteté. En particulier, le maintien et l'affirmation de l'orientation de l'Eglise catholique vietnamienne, qui consiste à « cheminer avec son peuple » (2). Une orientation qui revêt une importance particulière. On ne devra pas être influencé par les pensées ou les activités négatives provenant d'une quelconque tierce partie.

Hà Nôi Moi - Quelles remarques vous inspire la réunion d'aujourd'hui et l'évolution des rapports entre les deux parties ?

Nguyên Thê Doan - Comme je viens de le dire, les 17 séries d'échanges nous ont apporté des résultats positifs et réels. Bien que ce soit pour la première fois, le groupe mixte de travail s'est réuni avec toute l'expérience acquise lors des rencontres précédentes, et avec la bonne volonté des deux parties. Les résultats de notre rencontre d'aujourd'hui constitueront certainement un fondement utile aux étapes qui suivront.

(1) Il s'agit sans doute du développement des relations entre les deux parties.

(2) Allusion à la première lettre pastorale (1979) de la Conférence épiscopale du Vietnam dans laquelle les évêques donnaient cette consigne aux catholiques.



Chỉ thị số 1940/CT-TTg : Một tín hiệu tích cực

MỘT TÍN HIỆU TÍCH CỰC

Ngày 31 tháng 12 năm 2008 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 1940/CT-TTg về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Nhận thấy đây là một tài liệu quan trọng, ảnh hưởng đến vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo trong thời gian gần đây, chúng tôi xin giới thiệu Chỉ thị này và đưa ra một số bình luận.

BÌNH LUẬN 1 : về nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng

Chỉ thị số 1940/CT-TTg viết :

“Đối với nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà, đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà, đất đã ban hành trước ngày 1 tháng 7 năm 1991[1] thì thực hiện theo Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong đó cần chú ý một số trường hợp cụ thể như sau :

a) Nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng, tín đồ. Trường hợp sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu hồi để bố trí sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; trường hợp cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà đất đó vào mục đích tôn giáo thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp; hoặc tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở mới theo qui định của pháp luật;”[2]

Chúng tôi cho rằng khi Thủ tướng Chính phủ chỉ thị “Nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng, tín đồ Thủ tướng đã hiểu rõ tại sao trong một số trường hợp tranh chấp đất đai với Nhà nước, giới Công Giáo lại tỏ thái độ quyết liệt. Lý do là vì cơ sở của tổ chức tôn giáo trước đây được dùng cho những hoạt động tôn giáo, dạy học, cơ sở từ thiện hay những việc ích lợi chung khác thì nay các đơn vị được giao sử dụng lại biến thành các cơ sở kinh doanh, kể cả kinh doanh những ngành nghề không xứng đáng với một cơ sở tôn giáo trước đây hoặc đem bán chác.

Để thực hiện đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như trên, chúng tôi cho rằng :

- Đối với những tài sản có chức năng riêng thí dụ như trường học, bệnh viện, cơ sở xã hội . . . thì các cơ quan đang quản lý cơ sở đó phải thực hiện đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là chỉ sử dụng đúng chức năng của cơ sở khi tiếp quản từ Giáo hội. Như vậy có nghĩa là nếu khi tiếp quản là trường học, bệnh viện thì nay chỉ có thể sử dụng làm trường học, bệnh viện mà thôi, không được dùng vào việc khác. Trường hợp Nhà nước không thể sử dụng đúng chức năng hoặc không cần sử dụng cơ sở cho chức năng đó nữa thì nên trả lại cho Giáo hội.

- Còn đối với những cơ sở như dòng tu, nhà thờ, cơ sở thờ tự khác mà Nhà nước đang quản lý thì việc các cơ quan Nhà nước sử dụng đúng chức năng của cơ sở đó là không thể thực hiện được. Trong khi đó, như Chỉ thị số 1940/CT-TTg đã nhận định : “Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của quần chúng tín đồ ngày càng tăng, trong đó có nhu cầu sử dụng nhà, đất”, nên việc trả lại ngay các cơ sở thờ tự mà Nhà nước hiện đang quản lý lại cho Giáo hội là việc làm đúng đắn, hợp lý.

BÌNH LUẬN 2 : Về đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng

1/ Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chỉ thị số 1940/CT-TTg viết :

“Đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện và đất do cơ sở tôn giáo sử dụng qui định tại khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai [3](kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 1 tháng 7 năm 2004[4]) nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng theo chế độ sử dụng đất tương ứng với mục đích sử dụng của loại đất đó như đối với hộ gia đình, cá nhân, được chuyển mục đích sử dụng đất theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.[5]

Diễn tiến pháp luật về đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng như sau :

- Luật Cải cách ruộng đất ngày 19/12/1953, điều 10 qui định : “Ruộng đất của tôn giáo (Nhà Chung, nhà chùa, thánh thất, tu viện, v.v.) thì trưng thu và trưng mua. Trường hợp có mua chính đáng thì trưng mua”.

- Sắc lệnh ban hành chính sách tôn giáo số 223-SL ngày 14/6/1955 điều 10 qui định : “Trong cải cách ruộng đất, khi Chính phủ trưng thu hoặc trưng mua ruộng đất của các tôn giáo để chia cho nông dân, thì sẽ để lại cho nhà thờ, nhà chùa, thánh thất một số ruộng đất đủ cho việc thờ cúng và cho những nhà tu hành có điều kiện sinh sống để làm việc tôn giáo”.

- Luật đất đai ngày 29/12/1987, Điều 32 qui định : “Chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng đất hoặc chưa được giao đất sử dụng nếu có yêu cầu chính đáng và có khả năng sử dụng có hiệu quả thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chánh tương đương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và khả năng đất đai của địa phương để quyết định được giao cho chùa, nhà thờ, thánh thất đó”

- Luật đất đai ngày 14/7/1993, Điều 51 qui định : “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quỹ đất đai của địa phương quyết định diện tích đất giao cho nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo trên cơ sở đất đai mà nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng”.

- Hai lần sửa đổi Luật đất đai vào các năm 1998 và 2001, nội dung Điều 51 nói trên vẫn được giữ nguyên.

- Luật đất đai ngày 26/11/2003, Điều 99 qui định : “1/ Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động”.

- PL TNTG 2004 ngày 18/6/2004, Điều 27 qui định :

1/ Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động được sử dụng ổn định lâu dài.

- Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật đất đai qui định :

Điều 55. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng

1. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các nội dung sau:

Nhận xét : Căn cứ vào các văn bản pháp luật đã ban hành, giới tôn giáo lo ngại là đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng ngày càng bị thu hẹp lại. Pháp luật về đất đai của tôn giáo đã có nhiều thay đổi, từ trưng thu, trưng mua toàn bộ trong Luật Cải cách ruộng đất ngày 19/12/1953 đến để lại cho cơ sở tôn giáo một phần trong Sắc lệnh ban hành chính sách tôn giáo ngày 14/6/1955. Luật đất đai ngày 29/12/1987, Luật đất đai ngày 14/7/1993 vẫn còn chủ trương cấp đất cho tôn giáo sử dụng (đất đai nói chung, không chỉ là đất thuộc chùa, nhà thờ . . .). Đến Luật đất đai ngày 26/11/2003 đất được giao cho cơ sở tôn giáo được giới hạn chỉ còn là “đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo” chứ không phải là các loại đất khác như đất sản xuất nông nghiệp. PL TNTG 2004 ngày 18/6/2004 qui định rõ hơn : đất mà các cơ sở tôn giáo được sử dụng ổn định lâu dài là Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo”. PL TNTG 2004 không nói đến các loại đất khác như đất để sản xuất nông nghiệp chẳng hạn. Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật đất đai cũng khẳng định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng là “ đất chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động”.

Tuy nhiên với Chỉ thị số 1940/CT-TTg thì vấn đề đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng đã được rộng mở. Điểm đáng chú ý là Chỉ thị đã nói đến các loại đất khác như đất sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện và nói rằng các loại đất này đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng theo chế độ sử dụng đất tương ứng với mục đích sử dụng của loại đất đó như đối với hộ gia đình, cá nhân, được chuyển mục đích sử dụng đất theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp.

2/ Về việc giao đất và thu hoặc không thu tiền sử dụng đất

Chỉ thị số 1940/CT-TTg viết :

“đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện của cơ sở tôn giáo mà không phải là đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật về đất đai.”[6]

Luật Đất đai chỉ có qui định tổ chức tôn giáo được giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 33). Tuy nhiên không phải nộp tiền sử dụng đất cũng có nghĩa là cơ sở tôn giáo sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Điều 109 và Điều 117 Luật Đất đai). Điều này gây khó khăn cho các tổ chức tôn giáo khi muốn sử dụng đất đai vào những mục đích khác tuy rằng rất chính đáng nhưng khác với mục đích khi được giao đất. Vì vậy các tổ chức tôn giáo mong muốn được lựa chọn việc giao đất theo hai hình thức, một là không thu tiền sử dụng đất, hai là có thu tiền sử dụng đất.

Nay theo Chỉ thị số 1940/CT-TTg thì tổ chức tôn giáo có thể có loại đất sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện của cơ sở tôn giáo mà không phải là đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. Với loại đất này thì tổ chức tôn giáo được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật về đất đai. Đây là điều mà các tổ chức tôn giáo rất đồng tình.

Trong bối cảnh đang có sự căng thẳng giữa Nhà nước và Giáo hội Công Giáo về một số trường hợp tranh chấp đất đai hiện nay, Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo của Thủ tướng Chính phủ có thể được coi là một tín hiệu tích cực về phía Nhà nước trong việc giải quyết những tranh chấp về những tài sản của Giáo hội Công giáo mà Nhà nước đang quản lý. Mong rằng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ sẽ được thực hiện nghiêm túc, để mối quan hệ giữa Công Giáo và Nhà nước sẽ tốt đẹp trở lại, có lợi cho công cuộc phát triển đất nước.

Tháng 1/2009

LS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG



[1] Ngày 1/7/1991 là ngày có hiệu lực của Pháp lệnh nhà ở, do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 6/4/1991

[2] Điểm 3.a của Chỉ thị số 1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo

[3] Điều 99. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng

1. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

[4] Ngày Luật Đất đai năm 2003 (hiện hành) có hiệu lực.

[5] Điểm 3.b của Chỉ thị số 1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo

[6] Điểm 3.b của Chỉ thị số 1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo

Chỉ thị 1940/CT-TTg

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số 1940/CT-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008

Chỉ thị về nhà, đất liên quan đến tôn giáo

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, thời gian qua các Bộ, ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác tôn giáo và đạt được những kết quả nhất định. Hoạt động tôn giáo cơ bản tuân thủ pháp luật, đa số tín đồ tôn giáo an tâm, phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng đất nước. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của quần chúng tín đồ ngày càng tăng, trong đó có nhu cầu sử dụng nhà, đất. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, việc quản lý sử dụng nhà, đất nói chung và nhà, đất liên quan đến tôn giáo nói riêng ở nước ta đang đặt ra một số vấn đề cần được điều chỉnh cho phù hợp.
Để việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo được thực hiện thống nhất, đúng pháp luật và phù hợp tình hình thực tế, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo; rà soát quy hoạch tổng thể về quản lý, sử dụng đất và chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích tôn giáo với lợi ích dân tộc.
Việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo phải thực hiện đúng chính sách, pháp luật và theo những nguyên tắc, nội dung sau đây:
1. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng và Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo.
2. Cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ cho hoạt động tôn giáo thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương, quyết định giao cho cơ sở tôn giáo diện tích nhà, đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
3. Đối với nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà, đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà, đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì thực hiện theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong đó cần chú ý một số trường hợp cụ thể như sau :
  • a) Nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng tín đồ. Trường hợp sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu hồi để bố trí sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; trường hợp cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà, đất đó vào mục đích tôn giáo thì tùy từng trường hợp cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp; hoặc tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở mới theo quy định của pháp luật;
  • b) Đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện và đất do cơ sở tôn giáo sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004) nay được Ủy ban nhân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng theo chế độ sử dụng đất tương ứng với mục đích sử dụng của loại đất đó như đối với hộ gia đình, cá nhân, được chuyển mục đích sử dụng đất theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện của cơ sở tôn giáo mà không phải là đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp cơ sở tôn giáo đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nhưng có tranh chấp thì phải giải quyết dứt điểm tranh chấp theo quy định của pháp luật trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • c) Sau khi có quyết định giải quyết từng trường hợp đất đai liên quan đến tôn giáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo để cơ sở tôn giáo và quần chúng tín đồ biết, thực hiện. Những hành vi lợi dụng việc giải quyết nhà, đất liên quan đến tôn giáo gây rối trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong cộng đồng dân cư, vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo; căn cứ chính sách tôn giáo, chính sách đất đai, quỹ đất của từng địa phương và nhu cầu thực tế của cơ sở tôn giáo để xem xét, giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục thực hiện và đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
5. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, về nhà, đất và các quy định khác có liên quan.
6. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện Chỉ thị, những vấn đề còn vướng mắc hoặc phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
7. Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này.

Nơi nhận :
-Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP : BTCN, các PCN. Cổng TTĐT; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu : Văn thư, NC (5b), ...

Wednesday, January 7, 2009

Góp ý đầu năm: Cải cách hệ thống ngân hàng

Lâm Võ Hoàng

Hệ thống ngân hàng bao gồm : Ngân hàng Trung Ương (ngân hàng nhà nước hiện nay) và các loại ngân hàng kinh doanh như Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư... (tổ chức tín dụng hiện nay). Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của Nhà nước có nhiệm vụ đặc thù là phát hành giấy bạc, quản lý hệ thống các tổ chức tín dụng mang danh nghĩa ngân hàng. Tức là loại trừ các tổ chức tài chánh như các Quỹ Đầu tư, Công ty chứng khoán.. thuộc quyền kiểm soát của Bộ Tài chánh. Bởi lẽ chỉ có các ngân hàng mới được nhận tiền ký thác của công chúng, kể cả các ngân hàng đầu tư được nhận ký thác trung hạn và dài hạn, còn ký thác vãng lai, ngắn hạn và tiết kiệm, thì dành cho các Ngân hàng thương mại (ký thác không kỳ hạn, có kỳ hạn và dưới mức ký thác trung hạn). Ngân hàng thương mại nói chung chủ yếu thuộc các tư nhân nhưng nhà nước nếu có nhu cầu đặc biệt có thể lập ngân hàng thương mại, bình đẳng với các Ngân hàng thương mại tư nhân.

Vì có liên quan mật thiết với công chúng là đối tượng bảo vệ đặc biệt của luật pháp ngân hàng, nên các loại ngân hàng thương mại có qui chế hoạt động chặt chẽ và được kiểm soát thường xuyên. Còn các Quỹ Đầu tư, thuộc quyền kiểm soát của Bộ Tài chánh, chỉ sử dụng vốn của các thành viên hùn vào, để đầu tư tham gia vốn của các doanh nghiệp có triển vọng. Công ty chứng khoán gắn liền với thị trường chứng khoán, nên thuộc quyền kiểm soát của Bộ Tài chánh, vì hoạt động của thị trường và công ty chứng khoán có tính chất tài chánh, chứ không phải tiền tệ như các tổ chức tín dụng. Nếu có thể, Bộ Tài chánh cần nắm luôn các đối tượng hoạt động chứng khoán, chứ không để khơi khơi dưới quyền của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Chừng đó, hoạt động tiền tệ và hoạt động tài chánh mới được phân biệt rạch ròi và mỗi bên mới tập trung quan tâm chặt chẽ hơn các đối tượng dưới quyền kiểm soát của mình.

Ngân hàng nhà nước hiện nay là một Bộ (phải chăng để cho oai ?) nhưng không thực hiện hoàn toàn nhiệm vụ đáng lý phải có, như đã được nêu ra 20 năm trước đây trong đề án “Đổi mới căn bản ngân hàng” của một nhóm nhỏ chuyên viên ngân hàng, hợp tác với các chuyên gia ngân hàng nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ theo yêu cầu và chỉ đạo của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nay thời gian đã trôi qua, nhưng vẫn còn kịp để thật sự “đổi mới căn bản ngân hàng”, như chỉ đạo lúc ấy của vị lãnh đạo quá cố, một số cải cách cần được mạnh dạn tiến hành để đổi mới tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, trước khủng hoảng, suy sụp tài chánh kinh tế, tiền tệ thế giới. Bằng không, chúng ta khó tránh khỏi một cuộc khủng hoảng tài chánh, kinh tế, ngân hàng do chính chúng ta tạo ra, cộng hưởng thêm vào khủng hoảng từ bên kia chân trời, nổi cộm là hằng triệu tấn lúa của nông dân, gần Tết rồi mà vẫn còn nằm ỳ đó, như những bà cô lỡ thời.

Để thực hiện sự “vùng dậy cần thiết” đó và với tin tưởng của người viết đối với ông đương kim Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, mà người viết được biết là một cán bộ tài ba xuất thân từ ngân hàng huyện, trải qua các nấc, lên tới vị trí Bí thư Tỉnh ủy, rồi Thống đốc hiện nay, sự “vùng dậy” ấy là khả thi, như đổi tuyển bóng đá Việt Nam mới đây dưới quyền ông Calisto, miễn sao được ủng hộ hết mình của Chính phủ như ông Sáu Dân năm xưa.

- Trước hết, vai trò Thống đốc Ngân hàng Trung ương phải được quyền tự chủ rộng rãi để ứng biến với mọi tình thế có liên quan đến tiền tệ, tín dụng trên mọi mặt trận, không chỉ ngân hàng mà còn thương mại, tài chánh, đầu tư, xã hội.. Cho nên không thể ngồi giữa triều ca mà chỉ huy chiến trận. Để giảm thiểu sự hy sinh, Thống đốc có thể giữ hàm Bộ trưởng, có quyền tham dự hội nghị Chánh phủ hằng tháng khi cần. Chủ yếu là được gặp thường xuyên Thủ tướng để trao đổi và tranh thủ sự ủng hộ đối với mọi đề xuất quan trọng và cần thiết. Hơn thế nữa, những liên lạc thường xuyên với Ban Kinh tế Trung ương Đảng để báo cáo, giải thích, cung cấp thông tin, tranh thủ sự ủng hộ, đó là mấu chốt thiết yếu, nếu thực hiện được.

Mặt khác, thông lệ quốc tế là khu vực ngân hàng có qui chế lương bổng và an sinh khả quan để nuôi dưỡng lòng tận tụy của cán bộ công nhân viên, (như đãi ngộ trước đây của chế độ cũ), ít ra không cách biệt quá đáng với khu vực các tổ chức tín dụng hiện nay.

- Kế đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cần đổi danh xưng, như đề nghị mới đây của Tạp chí Ngân hàng tháng 12.2008, thành Ngân hàng Trung ương Việt Nam, để từ đó thể hiện vai trò Ngân hàng mẹ của các ngân hàng kinh doanh, cũng như bản thân thực sự hoạt động như môt ngân hàng tự chủ, chớ không phải như một cơ quan Chính phủ, nhiều ràng buộc bất ưng, “có tiếng chớ không có miếng”.

Cụ thể, trong vai trò mới, Ngân hàng Trung ương, qua hệ thống các Ngân hàng kinh doanh (tổ chức tín dụng) trực tiếp cho vay thu gom lúa mùa vụ của nông dân, mùa cá, mùa cà phê..., hoặc cho vay mua đất xây nhà tái định cư, hoặc đền bù giải tỏa “tiền trao cháo múc” (giao đất).

- Cuối cùng, qui luật tự nhiên, xây dựng đổi mới hệ thống thanh tra ngân hàng bản chất hoàn toàn khác với thanh tra các ngành khác là có lỗi rồi mới thanh tra. Ở đây ta thanh tra thường xuyên, xem xét từng hồ sơ cho vay của mỗi ngân hàng để sớm phát hiện các sai sót hoặc gian lận, mặt khác chấm điểm các hồ sơ tốt để các ngân hàng có thể đem thế chấp, khi thiếu thanh khoản. Vì từ nay ta cấp vốn hay tái cấp vốn đều trên cơ sở tái chiết khấu các hồ sơ tín dụng đạt tiêu chuẩn an toàn. Ngoài ra, ta sẽ thay đổi cách ấn định tỷ giá ngoại tệ, bằng cách ta ấn định tỷ giá chuẩn mà ta sẵn sàng mua hay bán trong ngày hôm đó với các ngân hàng. Như vậy lần hồi ta sẽ thể hiện tốt đẹp hơn vai trò ngân hàng mẹ của các ngân hàng hoạt động trong nước, kể cả ngân hàng nước ngoài. Từ đó với những thông tin trực tiếp, chính xác, là nắm tốt hơn tình hình hoạt động kinh tế, tài chánh của đất nước và điều chỉnh thích hợp hơn chính sách tiền tệ, ngoại hối vi mô và vĩ mô của Chánh phủ mà ta sẽ là một cố vấn đáng tin cậy.

Tóm lại, “kết đoàn chúng ta là sức mạnh, kết đoàn chúng ta là sắt gang”, mặt trận tiền tệ, tuy là tương đối có quy củ, nhưng vẫn mong manh, nếu không biết tranh thủ đồng minh, bắt đầu từ trong nhà. Ta cần tái lập lại Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương Việt Nam (thay vì duy trì Hội đồng tiền tệ mà chưa ai nghe có được tích sự gì) ít ra theo mô hình của Pháp lệnh ngân hàng 1990, theo đó với Thống đốc là Chủ tịch, sẽ gồm một số đại diện các Bộ có liên quan mật thiết, một số chuyên gia tài chánh ngân hàng, đặc biệt với đại diện Bộ Tài chánh làm giám sát thường trực, không biểu quyết để bảo đảm vô tư, nhưng có quyền xem xét mọi hồ sơ và đòi hỏi mọi giải thích. Báo cáo giám sát được gởi cho Thống đốc, Bộ trưởng Tài chánh và Thủ tướng, hằng tháng, hay thời kỳ. Với ê kíp ấy, Ngân hàng Trung ương sẽ mạnh dạn tiến lên, cũng như sẽ tránh được nhiều chủ quan sai sót, bảo đảm ngày ra đi, ta chỉ sẽ lên, chớ không cay đắng.

(Tuần báo Công Giáo Và Dân Tộc số 1689, ngày 2.1 - 8.1.2008)

Friday, January 2, 2009

Lễ hội phố hoa Hà Nội: Sao có thể như thế?!


Thứ Sáu, 02/01/2009, 07:44 (GMT+7)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=295526&ChannelID=10

Lễ hội phố hoa Hà Nội: Sao có thể như thế?!

Những manơcanh mặc áo dài được kết bằng hoa bị vặt trụi, ban tổ chức phải thay bằng áo vải và gom về một chỗ - Ảnh: Cù Zap
TT - Lần đầu tiên Hà Nội có phố hoa, lần đầu tiên người Hà Nội được dự một lễ hội đường phố lộng lẫy mà tinh tế như thế, do chính bàn tay và những tâm hồn yêu Hà Nội sáng tạo, không cần đến ngân sách nhà nước. Nhưng...


Nhưng cũng qua lễ hội lần đầu tiên thật sự xã hội hóa này, với hàng vạn con người Hà Nội đang thưởng thức lễ hội hoa đêm 31-12-2008, có thể thấy hết những mặt trái của văn hóa, của thói quen ứng xử, của tinh thần công dân...

>> Những “thợ”... vớt đèn lồng hồ Gươm
>> Bắt chước

Mạnh ai nấy phá

21g ngày 31-12-2008, phần lễ kết thúc. Ống kính truyền hình trực tiếp đóng lại. Các quan chức ra về. Bộ phận công an làm nhiệm vụ bảo vệ tháo dây giăng xung quanh khán đài, cho bà con vui hội có thể vào lễ đài thưởng thức những nét kiêu hãnh và tinh tế của đôi rồng chầu dưới chân tượng vua Lý Thái Tổ, do nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng kỳ công làm suốt hơn một tháng trời. Tấn thảm kịch bắt đầu. Mạnh ai nấy vặt. Những vảy rồng được kết bằng những cánh hồng môn tơi tả. Cạnh đó, những chậu hoa cảnh bày trên sân khấu bị những con người ăn mặc rất thanh lịch thản nhiên... bê đi.

“Làm sao chúng tôi dám làm...”

Phố hoa Hà Nội không phải chỉ của nghệ nhân. Nó là tấm lòng của người yêu Hà Nội với thành phố của mình. Nhưng tình yêu không được đón nhận đúng mức mà còn bị hủy hoại thì tất yếu nó phải bị thui chột.

Một thành viên ban tổ chức giọng khản đặc nói với chúng tôi qua điện thoại vào sáng 1-1-2009: “Thành phố ghi nhận thành công của phố hoa và yêu cầu chúng tôi giữ phố hoa thêm hai ngày, tức kéo dài đến 6-1 thay vì 4-1. Còn đề nghị chúng tôi làm phố hoa cả tết âm lịch. Nhưng như thế này thì làm sao chúng tôi dám làm, còn nhiệt huyết đâu nữa mà làm...”.

Những chiếc chuông gió, lồng chim... đang được cầm trên tay nhân viên ban tổ chức cũng bị cướp một cách rất thản nhiên. Một nhân viên bảo vệ phẫn nộ quá văng tục, người đàn ông vừa cướp chậu hoa rất đạo đức quay lại mắng: "Ăn nói vô văn hóa thế à!". Người bảo vệ trẻ nghẹn ngào: "Anh mới là người vô văn hóa, anh dẫn con theo mà vẫn ăn cướp hoa giữa đường thế à?". Người đàn ông thản nhiên ôm chậu hoa dắt con đi thẳng.

Không một bóng dáng công an mặc sắc phục nào. Họ đã tản đi từ khi kết thúc phần lễ khai mạc. Chúng tôi hỏi ban tổ chức thì được biết: "Ðã có hợp đồng bảo vệ với công an thành phố nhưng họ bảo chỉ bảo vệ an ninh trật tự, còn các nghệ nhân và ban tổ chức phải tự bảo vệ lấy tài sản của mình".

Bên kia đường dãy phố Ðinh Tiên Hoàng sát bờ hồ Hoàn Kiếm, 300 nhân viên bảo vệ của Công ty bảo vệ Trường Sơn đang căng hết từng dây thần kinh để đối phó với những bàn tay vô tình cứ điềm nhiên thò ra vặt, ngắt, bẻ. Những bàn chân cứ hồn nhiên giẫm đạp để tìm một thế đứng đẹp, mong có một kiểu ảnh độc đáo đêm cuối năm.

Cả một rừng lau trắng vừa mới phơ phất trước đó không đầy một giờ, chỉ sơ sểnh vài phút quay lại đã lưa thưa xơ xác. Cả một gánh hàng hoa bị nhấc gọn bởi một gia đình nào đó gồm đủ bố, mẹ, hai con nhỏ. Có cây trị giá đến 20 triệu đồng bị vặt không còn một cái lá. Những giá nến lung linh giữa phố bị thổi tắt và cướp sạch từng cây một. Thảm cỏ nhung mịn màng làm nền cho dãy phố gốm bị xéo nát...

Chưa hết, đến nửa đêm, cả ban tổ chức và toàn đội vệ sĩ hú hồn vì người dân quanh hồ đốt... thiên đăng, đèn bay lên rồi rơi xuống đúng vào mái lá của một shop hoa. Vệ sĩ ra sức dập lửa rồi báo công an quận ngay gần đó. Công an trả lời: không có luật nào cấm dân đốt đèn. Chiếc đèn được trả lại cho các chủ nhân vô tư của nó ngay sau đó.

Trắng đêm thức cùng hoa

Cửa hàng hoa lụa này phải phủ bạt và cử người trông vì sợ “hoa tặc” tấn công - Ảnh: Cù Zap

Ðêm 27-12-2008, hơn 40 thợ của làng nghề Pháp Vân đã phải đi bộ hơn 15km để khiêng hai con rồng từ làng mình đến chân tượng đài Lý Thái Tổ, họ lặng lẽ đi từ 12 giờ đêm đến tận 4 giờ sáng mới đến nơi.

Ðêm 28-12-2008, không ai trong số các nghệ nhân được chợp mắt vì tất cả phải cùng bà con họ hàng, bạn bè trân mình ra ôm lấy những chậu hoa, cành hoa cùng với cốt của những con rồng, con phượng mà mình vừa dựng xong trước cơn cuồng phong của hàng chục vạn người hâm mộ bóng đá đổ ra đường mừng đội tuyển VN chiến thắng. Hoa và cây đã bị hỏng đáng kể nhưng họ âm thầm làm lại, tự bỏ tiền ra mua thêm hoa, thêm cây, cái nào hỏng đến mức không sửa được thì làm mới. Tất cả cho một ngày hội đẹp đẽ của Hà Nội.

Và đến đêm 31-12... Chủ shop hoa Sáo - một trong những shop hoa nổi tiếng nhất Hà Nội về hoa cưới - cho biết chị đã từ chối hàng chục hợp đồng làm hoa cưới, trong đó có cả hợp đồng 150 triệu đồng ở khách sạn Melia, chỉ để toàn tâm toàn lực cho phố hoa, nhưng nhìn sự tàn phá này chị chịu không nổi. Nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng mặt mày hốc hác vì năm đêm không ngủ, nhìn đôi rồng bị bóc vảy tả tơi, ứa nước mắt: "Sao người ta có thể đối xử với hoa như thế!".

Dù có bảo vệ nhưng nhiều bạn trẻ vẫn giẫm đạp lên hoa để tìm lối đi cho riêng mình - Ảnh: Cù Zap
Buồn như vậy, chán như vậy nhưng tất cả các nghệ nhân, các chủ hàng hoa lại gọi điện cho các mối cung cấp hoa mang hoa đến ngay trong đêm để "hàn gắn" lại những vết thương nham nhở của phố hoa. Ban tổ chức cho biết dù đã dự phòng kinh phí thay hoa tươi hằng ngày khoảng 10 triệu đồng/ngày, nhưng với sự tàn phá như đêm 31-12-2008 chắc chắn kinh phí mua hoa mới sẽ tăng ít nhất gấp đôi vì còn phải thay bông lau mới, cỏ nhung mới, nến mới... Ngoài ra còn có những thiệt hại không làm lại được như việc bê trộm các gánh hàng hoa, vặt trụi các cây thế quý...

Ðêm rất khuya, chúng tôi ra về trong khi dòng người vẫn nườm nượp chảy qua phố hoa. Ða số đi thưởng lãm hoa, nhiều lời trầm trồ khen ngợi. Nhưng cũng không ít bàn chân vô tình và những bàn tay tham lam chỉ chực thò ra bẻ, ngắt, phá...

Sáng năm mới hàng vạn người lại đổ về bờ hồ chiêm ngưỡng phố hoa. Có ai biết những người yêu hoa vừa trải qua một đêm bão táp. Hoa Hà Nội vì thế vẫn cần lắm tấm lòng của những công dân có ý thức.

THU HÀ

Ý kiến bạn đọc:

* Sự tan hoang đó không chỉ ở những tác phẩm nghệ thuật hoa bị tàn phá chỉ sau lễ hội chính thức khoảng mươi phút. Sự tan hoang còn ở những ánh nhìn, những suy nghĩ “trầm cảm” trước hành vi cướp, phá, đạp, bứt tàn hại của đám đông dự hội lễ văn hóa đó. Sự tan hoang còn ở ánh nhìn thảng thốt, hốt hoảng của những người nước ngoài vô tình bị đẩy vào hội lễ, nhìn công dân thủ đô đang chuẩn bị kỷ niệm ngàn năm văn hiến của mình hành xử không có chút gì gọi là văn minh đô thị, văn hóa cộng đồng.

Tôi nhớ lại những tan hoang trước đó không bị nghiêm trị một cách thích đáng từ lễ hội hoa anh đào, từ việc bẻ lộc tết nguyên đán năm nào...

Tôi lại nhớ miên man sang những "phở quát", "miến chửi", "xôi chém"... mà người Hà thành dành cho nhau.

Đau đớn nhất là hình ảnh một ông bố ăn vận lịch sự thản nhiên cướp hoa trước mắt con mình, còn quay sang cao giọng sửa lưng người mắng: ăn nói mất văn hóa thế à? mà quên mất mình vừa nêu tấm gương “cướp bóc” trước mặt con...

Nghĩ và nghĩ để chạnh lòng với câu cách ngôn: Không gì tệ hại hơn làm hành động xấu đi kèm với những lời khuyên tốt...

Bắt đầu từ chỗ khi chờ văn hóa ngấm từ từ vào mạch máu người dân, trước mắt hãy nghiêm khắc với những hành động tàn hại văn hóa hơn nữa. Luật bất nghiêm thì pháp bất thành, lẽ đó tự ngàn xưa đã vậy...

Lâm Minh Trang (mapminh2006@...)

* Còn nhớ cách đây không lâu, báo Tuổi Trẻ cũng đã viết bài về việc "bứt hoa bẻ cành" ở lễ hội hoa anh đào. Và bây giờ, hiện tượng này lại tiếp diễn, ở cùng một thành phố. Tôi phẫn nộ thì ít, mà buồn thì nhiều hơn. Đến bao giờ chúng ta mới tôn trọng và thôi lấy cái chung làm cái riêng? Và đứa con của "người đàn ông vừa cướp chậu hoa rất đạo đức" trong bài viết sẽ lại như bố nó trong một lễ hội nào đó? Tất cả đều bắt nguồn từ ý thức của mọi người. Lúc ý thức chưa được đặt đúng chỗ thì những chuyện như thế này vẫn xảy ra.

Tôi thiết nghĩ, khi mà lời kêu gọi như giọt muối bỏ biển, sự can thiệp của chính quyền là cần thiết để đưa ý thức về đúng nơi cần. Khi người ta "sợ", sự tự giác sẽ hình thành.

Nguyễn Long -ongwdf@...

* Đọc xong bài trên tôi thật sự bất bình vì không ngờ một số người dân thiếu ý thức của Hà Nội - thành phố 999 năm tuổi - những người Tràng An thanh lịch - thể hiện những hành động rất không đẹp như vậy.

Từ những năm mẫu giáo đến giờ tôi vẫn nhớ bài hát thiếu nhi có câu: "... Nhưng cô dặn đừng nên hái, vì hoa này là của chung...".

Hoa là tài sản, là tâm sức của các nghệ nhân hết lòng vì thủ đô nhằm tô điểm thêm vẻ đẹp chung của đô thị, nhưng những người được gọi là "hoa tặc" lại muốn sở hữu cái chung đó làm cái đẹp riêng cho mình. Chẳng lẽ cả một lễ hội hoa như thế không đẹp hơn một vài cánh hoa mà người ta "cướp" được rồi cầm chúng trên tay mình hay sao!? Tôi thật sự rất bất bình vì chuyện này!

Nguyễn Văn Qui Nhơn (quinhon1989@...)

* Tôi thật sự rất kinh ngạc và phẫn nộ khi đọc được bài viết về cảnh những người dân tàn phá phố hoa Hà Nội không thương tiếc như thế! Lòng tham hay sự thiếu văn hóa và ý thức xã hội đã khiến người ta làm như vậy?

Người dân thủ đô vốn là những con người lịch lãm, luôn coi trọng lễ nghĩa, coi trọng những nét đẹp tinh thần, nhưng qua những vấn đề như thế này chúng ta cần phải suy nghĩ lại về việc giáo dục ý thức công dân, ý thức cộng đồng cho những công dân trong thời đại mới.

Phạm Tuân (commit_obey@...)

* Đã có quá nhiều trường hợp như thế xảy ra, nào là ở đường hoa Nguyễn Huệ, lễ hội hoa anh đào... và giờ là đường hoa Hà Nội. Cái đẹp ai cũng thích ngắm nhìn nhưng không phải ai cũng có ý thức giữ gìn nó. Không hiểu tại sao trong thời gian qua tình trạng này diễn ra ngày càng tệ như thế. Các nghệ nhân nói sợ không dám tiếp tục làm nữa, còn với tôi, một công dân trẻ, tôi sợ nhìn thấy hình ảnh các bạn trẻ trong những hoàn cảnh ấy.

Mong sao mỗi người đều biết nâng niu cái đẹp, biết quý công sức của những người đã làm cuộc sống của chúng ta đẹp hơn, phong phú hơn. Và một điều ước nho nhỏ, khi đón tết âm lịch sẽ không có cảnh tàn phá như thế ở tất cả công trình làm đẹp phố phường, chào đón năm mới.

Lâm Thị Thanh Mai (linmei_134@...)

Vô tư bẻ hoa - Ảnh: Tiền Phong

* Tôi là người Việt Nam và có nhiều cơ hội công tác ở nước ngoài, khi đọc bài viết phản ánh về một số người thiếu ý thức trong lễ hội phố hoa Hà Nội, tôi nghĩ rằng muốn công dân Việt Nam thay đổi nhận thức nơi công cộng, Bộ Giáo dục - đào tạo phải có chương trình giáo dục tại nhà trường về nhận thức nơi công cộng, ý thức văn hóa, bảo vệ hoàn cảnh vệ sinh môi trường từ lớp mẫu giáo khi bắt đầu tiếp xúc với cách sống sinh hoạt tập thể, xem việc này như một bộ môn trong trương trình giáo dục.

Hi vọng mỗi công dân Việt Nam sẽ là người ý thức văn hóa trong thời đại văn minh.

Nguyen Ngoc Nga (chunju66@...)

* Nhìn những hình đăng tải trên báo trong vài ngày qua, chúng tôi thật phẫn nộ, chỉ muốn nói với những ai đã nhẫn tâm phá hoại lễ hội hoa là họ không xứng đáng là dân thủ đô, họ là những người thiếu văn hóa, thiếu giáo dục và thiếu cả lòng tự trọng...

Biết bao thành phố trong cả nước ước ao được có một lễ hội văn hóa như thế mà không được. Đã được thưởng lãm một lễ hội hoa độc đáo như vậy mà sao lại có thể cư xử thiếu văn minh đến thế, họ không xứng đáng được hưởng thành quả lao động của biết bao nghệ nhân hàng đầu cả nước tạo ra.

TIỂU QUYÊN

* Đọc bài này xong tôi thấy rất thất vọng về ý thức của một bộ phận người dân, trong đó có những bạn trẻ là những người có học. 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sắp đến, đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức lễ hội phố hoa và có thể nói đây là 1 lễ hội đã được đầu tư rất công phu, vậy mà...

Không hiểu các bạn trẻ họ có nghĩ được rằng những hành động vô ý thức của họ đã vô tình xúc phạm đến những nhà tổ chức, những người dân chưa đi xem không?

Thiết nghĩ nếu lần sau tổ chức lễ hội hoa các nhà tổ chức cần tuyên truyền ý thức cho người dân đi kèm với giới thiệu lễ hội.

Nguyen Thi Minh Hang (minh_hang882007@...)

Phố hoa Hà Nội được trang trí lộng lẫy dọc theo bờ Hồ Gươm với sự đóng góp công sức của nhiều người: nghệ nhân, công nhân Công ty Cây xanh, ban tổ chức... Ảnh: Tuổi Trẻ

* Nếu ai cũng không có ý thức như thế thì nước Việt Nam mình làm sao khá được. Từ việc nhỏ đến việc lớn nếu ko có ý thức và luôn nghĩ cho bản thân mình thì nước ta có đến 1.000 năm nữa cũng không thể cùng sánh vai với các nước bạn được.

Tôi thấy buồn vì một số những người dân Hà Nội được vinh dự hơn những người dân ở những tỉnh thành khác, được sống trên đất Thăng Long ngày xưa, được tận hưởng một lễ hội hoa đẹp như thế mà không biết quý thì ai còn dám tổ chức, ai dám bỏ nhiều tiền của để dân chúng có thể thưởng lãm và nâng cao tầm nhìn về cái đẹp. Thật thất vọng.

Nguyễn Thị Thùy Giang (thuygiang2611@...)

* Tôi là một trong cả ngàn người đổ về hồ Gươm đêm 31-12-2008 và phải nói rằng thất vọng với cả hai phía: Bên tổ chức và bên thưởng lãm!

Dân mình nhiều người ý thức quá kém. Rất nhiều người không buồn ngắm bằng mắt, họ phải sờ bằng được một cái mới thỏa. Bị bảo vệ huýt còi (huýt đến thủng cả phổi) thì họ hồn nhiên nói: "Sờ một cái thì có sao đâu!!!???".

Tiêu biểu nhất là đám bông lau. Tôi thật sự thấy mình bất lực khi nhìn thấy một thanh niên bẻ nghéo một phát, hồ hởi mang chiến lợi phẩm chạy mất khi bảo vệ đang tá hỏa lo đối phó với một đám khác!

Ban tổ chức thật sự không lường trước được những chuyện này hay sao? Họ có thể làm nhiều việc đơn giản hòng đối phó với không ít người thiếu văn hóa như thế. Đơn giản nhất là hãy căng dây cách 1m xung quanh các tác phẩm, cắt cử thêm bảo vệ, phân luồng người vào khu triển lãm hoa và chặn các phương tiện giao thông từ Tràng Tiền Plaza. Tôi chỉ thấy đúng một khu trưng bày hoa (lớn nhất) là giăng được cái dây lên, nhờ thế mà nó bảo toàn nguyên vẹn được tới sau giao thừa. Nghĩ lại, tôi thấy thật sự thất vọng và tiếc cho những đóa hoa đẹp không được bảo vệ và thưởng lãm đúng cách.

Hoàng Hà (hoanghamt@...)